Mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Hoạt động dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sin hở

1.3.3. Mục tiêu dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sin hở

trường THPT

Theo Nghị quyết số 29-NQ/TƯ của Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Phát triển khả năng sáng tạo, tự

học, khuyến khích học tập suốt đời” cho học sinh [7].

Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ: “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu,

năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi; năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phương tiện toán học; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn” [26].

Do vậy dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT nhằm đạt được:

Truyền thụ tri thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, hiện đại sát thực tiễn Việt Nam theo tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp; đồng thời trau dồi cho

HS khả năng vận dụng những hiểu biết toán học vào việc học tập các môn học khác, vào đời sống lao động sản xuất, thực tiễn và tạo tiềm lực tiếp thu khoa học kĩ thuật.

Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, quy nạp, suy diễn để hiểu được những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; thiết lập được mô hình toán học để mô tả tình huống, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề toán học đặt ra trong mô hình được thiết lập; thực hiện và trình bày được giải pháp đã thực hiện, phản ánh được giá trị của giải pháp, khái quát hóa được cho vấn đề tương tự; sử dụng công cụ, phương tiện học toán trong học tập, khám phá và giải quyết vấn đề toán học.

Có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản, thiết yếu về Đại số và một số yếu tố giải tích; Tính toán và sử dụng công cụ tính toán; sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu đại số; biến đổi biểu thức đại số và siêu việt (lượng giác, mũ, lôgarit), phương trình, hệ phương trình, bất phương trình; nhận biết các hàm số sơ cấp cơ bản (lũy thừa, lượng giác, mũ, lôgarit); khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm; sử dụng ngôn ngữ hàm số, đồ thị hàm số để mô tả và phân tích một số quá trình và hiện tượng trong thế giới thực; sử dụng tích phân để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích vật thể trong không gian.

Đối với nội dung phần Hình học và Đo lường: cung cấp cho hcoj sinh những kiến thức và kỹ năng (ở mức độ suy luận logic) về các quan hệ hình học và một số hình phẳng, hình khối quen thuộc; phương pháp đại số; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường.

Đối với nội dung Thống kê và Xác suất: Hoàn thiện khả năng thu nhập, phân loại, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thống kê; sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu thống kê thông qua các số đặc trưng đo xu thế trung tâm và đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm; sử dụng các quy luật thống kế trong thực tiễn; nhận biết các mô hình ngẫu nhiên, các khái niệm cơ bản của xác suất và ý nghĩa của xác suất trong thực tiễn.

Thông qua HĐDH môn toán góp phần bồi dưỡng cho HS thế giới quan duy vật biện chứng, rèn luyện cho HS phẩm chất của người lao động mới đó là: làm việc có

mục đích, có kế hoạch, có phương pháp, có kiểm tra, tính cẩn thận, chính xác, sáng tạo, biết tư duy logic,….

Bảo đảm chất lượng phổ cập giúp cho HS có kiến thức toán học phổ thông, bất kể sau này họ làm nghề gì và hoạt động trong lĩnh vực nào. Đồng thời chú trọng phát hiện và bồi dưỡng một số học sinh có năng khiếu, tài năng về toán để góp phần xây dựng nền khoa học kĩ thuật và nền toán học Việt Nam, mau chóng rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước tiên tiến.

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THPT, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Trong nhà trường phổ thông môn toán có một vai trò vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Môn toán ngoài việc kiến tạo kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông nó còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ và nhanh nhẹn trong giao tiếp. Do đó dạy học theo hướng phát triển NLHS chính là cách hiệu quả nhất giúp các em bộc lộ và phát huy được khả năng của mình, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

1.3.4. Nội dung, chương trình dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)