Phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sin hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sin hở

Thực hiện giảng dạy và học môn toán đúng, đủ nội dung, chương trình theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.

Mở rộng, phát triển nội dung dạy học môn toán nhằm phát triển NLHS.

Phát triển nội dung dạy các chuyên đề toán học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

1.3.5. Phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT trường THPT

Bám sát chương trình phổ thông 2018 cả về mạch kiến thức và phương pháp tiếp cận thực hiện. Hoạt động dạy học môn toán áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. Các phương pháp dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT là các phương pháp, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường và tình huống học tập khuyến khích HS tích cực tham gia vào nghiên cứu, tìm tòi, tìm hiểu vấn đề. Có thể kể đến các phương pháp dạy học tích cực sau thường được áp dụng trong môn Toán:

Các phương pháp, kỹ thuật dạy phát huy năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới có thể kể đến các phương pháp, kỹ thuật dạy học sau:

Các phương pháp dạy học tích cực

+ Phương pháp thí nghiệm: Là một phương pháp nghiên cứu, đặc trưng qua

việc người thí nghiệm chủ động thay đổi và ghi lại có hệ thống ít nhất một biến độc lập mà sự thay đổi chủ động này có hiệu ứng đối với biến phụ thuộc và loại bỏ tác động của biến khác nhằm khẳng định tính đứng đắn của một giả thuyết hoặc bác bỏ nó. Thông qua thí nghiệm, người học lĩnh hội được tri thức khoa học, phát triển NL nghiên cứu và kỹ năng thực hành.

+ Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp dạy học được đặc trưng bởi việc

trao đổi giữa GV và người học hoặc giữa người học với nhau để cùng phát triển bài dưới sự điều khiển của GV thông qua việc đặt ra những câu hỏi phù hợp với nội dung dạy học để từ đó lĩnh hội được nội dung bài học.

+ Phương pháp dạy học phân hóa

Trong dạy học toán ở trường phổ thông, việc kết hợp giữa giáo dục diện đại trà với giáo dục diện mũi nhọn, giữa phổ cập với nâng cao cần được tiến hành theo tư tưởng chủ đạo sau: Lấy trình độ phát triển chung của HS trong lớp làm nền tảng; Sử dụng những biện pháp nhân hóa đưa diện HS yếu kém lên trình độ chung; Có những nội dung bổ sung và biện pháp phân hóa giúp HS khá, giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản.

+ Phương pháp thực hành: Là phương pháp trên cơ sở sự quan sát GV làm

mẫu và thực hiện tự lực của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm hình thành kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo, năng lực cho HS.

+ Phương pháp trực quan: Là phương pháp sử dụng các phương tiện trực

quan, trang thiết bị kỹ thuật trong dạy học khi ôn tập, củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

+ Phương pháp bàn tay nặn bột: Là phương pháp dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức.

+ Phương pháp dạy học dự án

Dạy học dự án được hiểu như là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu.

Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Điểm cốt lõi của học tập dựa trên dự án là: học qua làm (Learning by doing) tức là thông qua làm việc (hành động có chủ định) mà hiểu biết và lĩnh hội giá trị.

Các kỹ thuật dạy học tích cực:

+ Kỹ thuật khăn trải bàn: Là kỹ thuật mang tính hợp tác giữa hoạt động cá

nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm, sự tương tác của HS.

+ Kỹ thuật mảnh ghép: Có sự hợp tác giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các

nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề), kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).

+ Kỹ thuật công não: Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới,

độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế về các ý tưởng.

+ Kỹ thuật “ổ bi”: Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó

người học chia thành hia nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi người học có thể nói chuyện với lần lượt các người học ở nhóm khác.

+ Kỹ thuật XYZ: Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận

nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người.

1.3.6. Hình thức tổ chức dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT thành phố chí linh, tỉnh hải dương​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)