Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) vừa cho hay, lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây lãi rịng của các ngân hàng được chính phủ bảo lãnh đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD năm 2011, cụ thể đạt 119,5 tỷ USD, tăng gần 40% so với năm trước đĩ, nhờ đa số các ngân hàng làm ăn cĩ lãi trở lại sau khi nợ xấu giảm. Trong báo cáo hàng quý về lĩnh vực ngân hàng, FDIC cho hay 2/3 số ngân hàng nĩi trên hoạt động cĩ lãi trong năm 2011 và chỉ cịn 15,5% thua lỗ. Đây là dấu hiệu cho thấy đa số các ngân hàng Mỹ đã làm ăn cĩ lãi trở lại kể từ năm 2006, bỏ lại sau lưng
cuộc khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đĩ, việc nền kinh tế Mỹ đang hồi phục, lãi suất cơ bản thấp kỷ lục và nhu cầu vay vốn tăng đã giúp nguồn thu của các ngân hàng Mỹ ổn định hơn trong năm 2011.
Theo FDIC, hầu hết các ngân hàng cĩ tổng giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ USD đều hoạt động tốt hơn trong năm 2011. Những ngân hàng này chỉ chiếm 1,4% tổng số ngân hàng Mỹ, nhưng đĩng gĩp của họ vào tổng lợi nhuận của ngành lại lên tới hơn 83%. Đĩ là các "đại gia" Bank of America Corp., Citigroup Inc., JPMorgan Chase & Co. và Wells Fargo & Co - những ngân hàng đã nhận được tiền cứu trợ của Chính phủ Liên bang với lãi suất cho vay thấp kỷ lục.
Một trong những lý do quan trọng giúp các ngân hàng Mỹ, đặc biệt là các ngân hàng lớn, hoạt động cĩ lãi trở lại trong năm ngối là nhờ họ cĩ nguồn vốn dự trữ lớn để bù đắp tình trạng thua lỗ sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Các hoạt động cơ bản của lĩnh vực ngân hàng như cho vay, cấp vốn cho các kế hoạch kinh doanh và đầu tư, từng bị tác động bởi những bất ổn trên các thị trường tài chính và kinh tế phục hồi chậm, đang dần trở nên vững vàng hơn.
Theo đánh giá của FDIC, hầu hết các ngân hàng Mỹ hiện cĩ bảng cân đối tài chính vững hơn, giúp họ cĩ thể đương đầu với suy thối kinh tế hay bất cứ cú sốc tiềm tàng nào trên thị trường tài chính. Trong quý 1 năm 2012 đã cĩ 11 ngân hàng Mỹ phá sản, so với 92 ngân hàng và 157 ngân hàng phải đĩng cửa lần lượt trong hai năm 2011 và 2010.