Dự báo nhu cầu tín dụng của thị trường bất động sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 1574 thị trường tín dụng bất động sản VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96 - 98)

Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước, cho nên, nhu cầu vốn trong tương lai là rất lớn. Hiện nay nhu cầu vốn của các đối tượng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khu vực tư nhân... được đáp ứng chủ yếu thơng qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật nĩi chung và hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khốn nĩi riêng nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn là điều rất quan trọng. Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã cĩ sự tăng trưởng nhanh chĩng cả về số lượng và quy mơ. Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mơ hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ.

Biểu đồ 4.3: Vốn điều lệ các ngân hàng 2010-2011 (Nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Tình hình huy động và cho vay vốn của tồn Ngân hàng liên lục tăng trong thời gian qua, mức huy động và cho vay năm sau luơn cao hơn năm trước. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, Tổng huy động vốn tồn Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 ước đạt khoảng 1,364 ngàn tỷ, tăng 18.2% so với thời điểm 31/12/2007. Sau những động thái thắt chặt tiền tệ nhằm giảm tỷ lệ lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế, từ năm 2009, tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng Việt Nam bắt đầu cĩ dấu hiệu giảm, và tiết tục giảm sâu trong các năm 2010, 2011. Đến năm 2012, mặc dù lãi suất ngân hàng giảm, nhiều người dân cĩ cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng nhưng chưa rõ rệt. Trong năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh liên tục, từ 21-22% lên 25%, lên 30% rồi lại xuống 25-27% cho thấy Ngân hàng Nhà nước bắt đầu chuyển ưu tiên của chính sách tiền tệ sang mục tiêu ngăn chặn sự trở lại của lạm phát.

Biểu đồ 4.4: Tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng Việt Nam (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Việc thị trường tín dụng BĐS Việt Nam quá phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng, làm cho thị trường BĐS thiếu đi tính năng động. Khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, các ngân hàng liền thắt chặt cho vay hay hạn chế cho vay làm cho thị trường BĐS bị thiếu vốn, dẫn đến

tình trạng bị “đĩng băng” và ngược lại. Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản cĩ lượng tồn kho lớn như hiện nay là những người cĩ nhu cầu mua nhà ở thực sự lại khơng cĩ đủ tiền, và việc vay vốn mua nhà cũng rất khĩ khăn. Phĩ chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Ngọc Thành phân tích: điều kiện và khả năng kết nối nguồn vốn của người mua nhà rất khĩ khăn vì vẫn đang cĩ những quy định chưa phù hợp với đối tượng này. Ngân hàng yêu cầu là đối tượng vay phải cĩ nguồn thu nhập ổn định, thu nhập phải bảo đảm mức sau khi trừ chi phí cịn tích luỹ đủ để trả lãi ngân hàng. Đây là yêu cầu rất khĩ với người thu nhập thấp. Quy định phải cĩ tài sản thế chấp gây khĩ khăn nhất cho người mua nhà. Như vậy, cần cĩ sự kết nối giữa ngân hàng và chủ đầu tư sao cho người mua nhà cĩ thể dùng chính căn hộ mình đang mua làm tài sản thế chấp để vay tiền mua nhà.

Thị trường bất động sản năm 2011 đã trải qua nhiều bước thăng trầm, trong đĩ khĩ khăn lớn nhất của thị trường đĩ là nguồn vốn đầu tư, do chính sách thắt chặt tín dụng. Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng một thời gian nữa cho đến khi tình hình thanh khoản của ngân hàng bớt căng thẳng và lạm phát cĩ dấu hiệu suy giảm thì mặt bằng lãi suất mới hạ nhiệt và các chủ thể trên thị trường bất động sản mới cĩ cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu 1574 thị trường tín dụng bất động sản VN thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w