Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trị điều hành và chỉ đạo
của mình trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam, bởi bất kỳ một sự điều chỉnh nào của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ: lãi suất, tỷ giá, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc... đều cĩ thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, Ngân hàng nhà nước cần chính thức ban hành hệ thống văn bản sửa
đổi Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo hướng đánh giá chính xác hơn nợ xấu tại các ngân hàng, đồng thời cần xác định nợ xấu khơng chỉ bao gồm những khoản nợ đã được phân loại từ nhĩm 3 đến nhĩm 5 như hiện nay mà phải bao gồm cả những khoản nợ đã được giẫn nợ, đảo nợ, qua đĩ gĩp phần giúp các NHTM xác đinh được các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hĩa những kiến thức cơ bản về cho
vay lĩnh vực kinh doanh BĐS, đồng thời tiếp tục ban hành những quy định riêng, cụ thể trong việc cho vay hoạt động kinh doanh BĐS như: khống chế tỷ lệ dư nợ trong cho vay kinh doanh BĐS so với tổng dư nợ ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay trung/dài hạn so với nguồn vốn huy động trung/dài hạn và ngắn hạn.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước xem xét nghiên cứu xây dựng chính sách và tiêu
chí phân biệt hoạt động cho vay trong lĩnh vực BĐS phục vụ cho nhu cầu nhà ở của người dân và hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh BĐS làm cơ sở để các NHTM định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực BĐS một cách hiệu quả, hợp lý.
Thứ năm, hàng năm Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các buổi hội thảo tổng
kết kinh nghiệm tồn ngành để tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh BĐS trong tồn hệ thống.
Thứ sáu, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả cung cấp của trung tâm thơng tin ứng dụng CIC để cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và cập nhật hơn nữa cho các NHTM.