1.1.4.1. Dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ thanh toán trong nước: Với việc cung ứng các dịch vụ thanh toán
không dùng tiền mặt, NHTM mang lại cho các cá nhân và doanh nghiệp nhiều tiện ích trong việc thanh toán. Nhờ lượng khách hàng này, NHTM có thể tăng thêm thu nhập từ thu phí dịch vụ và là cơ sở để phát triển các dịch vụ khác. Điển hình nhất là thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng, các ngân hàng có cơ hội cung cấp dịch vụ thẻ cho các cá nhân. Doanh số thanh toán liên ngân hàng của các NHTM ngày càng tăng nhờ vào kênh chuyển tiền với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của NHNN dần dần thay thế kênh chuyển tiền bù trừ.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Dịch vụ này áp dụng cho các doanh nghiệp xuất
giao dịch thanh toán quốc tế thường được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu như tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền. Hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTM ngày càng được xử lý chính xác, nhanh chóng và an toàn là do các NHTM đã liên kết với hệ thống thanh toán điện tử quốc tế của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới – SWIFT.
- Dịch vụ kiều hối: Ngân hàng cung cấp các dịch vụ chuyển tiền từ Việt
Nam ra nước ngoài và ngược lại bằng các gói dịch vụ liên kết với các đối tác chuyển tiền có uy tín trên thế giới. Nhu cầu về dịch vụ kiều hối ngày càng cao cùng với xu thế toàn cầu hoá và giao dịch đa dạng của Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Chính bởi thế đây là một tiện ích không thể thiếu của dịch vụ ngân hàng hiện đại.
1.1.4.2. Dịch vụ thẻ
Thẻ ngân hàng là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện lợi. Ngân hàng cấp thẻ cho khách hàng có tài khoản thanh toán sử dụng để thanh toán tiền mua hàng, chi trả tiền dịch vụ hay rút tiền mặt thông qua các máy đọc thẻ (POS) và các máy rút tiền tự động (ATM) trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Công nghệ thanh toán bằng thẻ có nhiều ưu điểm hơn so với thanh toán bằng tiền mặt như: tập trung vốn tiền gửi vào ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, chống tham nhũng và trốn thuế, chủ thẻ có thể giao dịch tại ATM mà không cần thiết phải tới ngân hàng tại bất kỳ lúc nào… nên đã đi vào cuộc sống. Hiện nay, chúng ta có các sản phẩm thẻ phổ biến là thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card, thẻ ATM).
- Thẻ tín dụng: thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho
phép chủ thẻ chi tiêu trước trả tiền sau trong phạm vi hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp. Chu kỳ sao kê và thời gian từ khi chi tiêu đến khi thanh toán tùy thuộc vào từng loại thẻ của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào ngày đến hạn thì thời gian trên là thời gian ân hạn và chủ thẻ không phải trả lãi với số
dư nợ cuối kỳ sao kê. Nếu đến hạn mà chủ thẻ chưa thanh toán thì sẽ phải trả phí và lãi chậm trả. Khi chủ thẻ thanh toán hết toàn bộ số dư nợ thì hạn mức tín dụng sẽ khôi phục như ban đầu. Đây chính là tính tuần hoàn của thẻ tín dụng. Các tổ chức phát hành thẻ cho khách hàng như ngân hàng hay các công ty tài chính dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng được xác định căn cứ vào thu nhập, tình hình chi tiêu, vị trí công tác, địa vị xã hội... Do đó, mỗi khách hàng có một hạn mức tín dụng khác nhau và các tổ chức phát hành thẻ cũng cung cấp các hạng thẻ khác nhau như : thẻ chuẩn, thẻ vàng, thẻ kim cương…
- Thẻ ghi nợ: là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà không có
quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và chủ thẻ. Thẻ ghi nợ bao gồm thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế. Thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ nội địa, cho phép chủ thẻ trực tiếp rút tiền tại các máy ATM. Hiện nay, ngân hàng cung ứng cho khách hàng nhiều tiện ích thẻ tại máy ATM như: xem số dư tài khoản, rút tiền, chuyển khoản, in sao kê, gửi tiết kiệm, thanh toán các dịch vụ (trả tiền điện, nước, cước viễn thông, nạp tiền điện thoại và mua vé máy bay…).
1.1.4.3. Dịch vụ tín dụng
Ngoài dịch vụ tín dụng truyền thống, còn có những dịch vụ tín dụng hiện đại như:
- Dịch vụ bao thanh toán: là việc cấp tín dụng cho bên bán hàng thông quan việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên mua và bên bán thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Dịch vụ này rất tiện lợi cho khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu khi mà các doanh nghiệp nhập khẩu lớn của nước ngoài không thích phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, ở Việt Nam phương thức thanh toán này chưa phổ biến (chủ yếu là bao thanh toán nội địa).
- Cho vay thấu chi trên tài khoản thẻ ghi nợ: Khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ sẽ
quá sẽ được tính lãi cho đến khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản. Với hình thức này, chủ thẻ sẽ có thể chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản và chủ động hơn trong tiêu dùng, còn ngân hàng có thể thu lãi trên số tiền thấu chi.
- Cho vay trả chậm trên tài khoản thẻ tín dụng: Như đã đề cập đến trong sản
phẩm thẻ, ngân hàng thu phí sử dụng thẻ tín dụng hàng năm để khách hàng chi tiêu trước khi thanh toán trong một thời gian nhất định thường là 1 tháng, sau khoảng thời gian này, nếu chủ thẻ chưa thanh toán, số tiền đã sử dụng sẽ trở thành một món nợ và được tính lãi suất. Với hình thức này, khách hàng vay chi tiêu thẻ tín dụng và trả lãi cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng truyền thống cũng được phát triển với những hình thức mới nhằm cung cấp vốn cho khách hàng như cho vay tài chính (capital leasing), cho thuê thiết bị (Equipment leasing) đối với khách hàng doanh nghiệp, hay các gói cho vay mua nhà, mua xe, gói tiết kiệm giao dục,… dành cho đối tượng khách hàng cá nhân.
1.1.4.4. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu sau đây của khách hàng: Với các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhập khẩu) nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán thư tín dụng (L/C); Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ với nước ngoài; Trả nợ vay ngân hàng bằng ngoại tệ,… Dịch vụ mua bán ngoại tệ của NHTM phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp th ường gồm hai mảng chủ yếu là mua ngoại tệ phục vụ xuất khẩu và bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu. Với các cá nhân phục vụ cho các mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch nước ngoài… một cách hợp pháp.
Việc mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng thường được thực hiện thông qua các nghiệp vụ giao dịch sau: Mua bán giao ngay (Spot), Mua bán kỳ hạn (Forward), Hoán đổi ngoại tệ (Swap), Quyền chọn mua (Option).
1.1.4.5. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của của công nghệ thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dần dần được hiện đại hoá, từ đó cho ra đời các sản phẩm ngân hàng điện tử, nhiều tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các cá nhân và doanh nghiệp. Một số những dịch vụ ngân hàng điện tử có thể kể đến như sau: - Phone banking: khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, kiểm tra
các giao dịch gần nhất, nghe các thông tin vể tỷ giá và lãi suất, nhận thông tin giao dịch, yêu cầu ngân hàng gửi fax các bảng sao kê, tỷ giá hoặc lãi suất. Các yêu cầu đều được thực hiện qua máy điện thoại.
- Internet banking: khách hàng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm
và dịch vụ của ngân hàng, truy cập thông tin về tài khoản cá nhân như số dư, chi tiết các giao dịch đã phát sinh. Khách hàng để sử dụng dịch vụ này chỉ cần có máy tính nối mạng Internet.
- Mobile banking: khách hàng có thể kiểm trả số dư tài khoản, liệt kê
giao dịch phát sinh; nhận thông báo số dư, tỷ giá, và lãi suất tự động; thanh toán hoá đơn (điện, nước, Internet,…); nạp tiền vào thẻ. Khách hàng sử dụng dịch vụ này thông qua điện thoại di động.
- Home banking: khách hàng có thể thực hiện hầu hết các
giao dịch tại nhà hoặc văn phòng làm việc của mìh mà không cần đến ngân hàng. Khách hàng sử dụng dịch vụ này với điều kiện máy tính có kết nối và có thể cài đặt phần mềm riêng của ngân hàng cung cấp dịch vụ.
- SMS banking: ngân hàng thực hiện thông báo biến động số dư tài khoản thông
qua số điện thoại mà khách hàng đăng ký, ngoài ra khách hàng có thể truy vấn thông tin và giao dịch với ngân hàng bằng cách dùng điện thoại di động để nhắn tin theo cú pháp đã được quy định trước.
Ví điện tử: là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người dùng mua, bán, giao dịch tại các trang web thương mại điện tử và tại các cộng đồng mạng có hoạt động thanh toán hoặc trả phí.
1.1.4.6. Các sản phẩm liên kết
Ngân hàng liên kết với các đối tác cung cấp dịch vụ để cho ra các sản phẩm dịch vụ liên kết phục vụ khách hàng như:
- Thẻ thanh toán: liên kết giữa ngân hàng với các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ như hàng không, viễn thông, xăng dầu…
- Dịch vụ cho vay trả góp khi mua sản phẩm của các doanh nghiệp và
thanh toán sử dụng tài khoản, thẻ thanh toán của ngân hàng.
- Dịch vụ thanh toán gạch nợ tự động tiền mua bán hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp như: điện, nước, truyền hình cáp,…
- Bancassurance: Là một trong những sản phẩm liên kết giữa các ngân
hàng và các công ty bảo hiểm, đó là việc “ngân hàng và công ty bảo hiểm hợp tác với nhau để phát triển và phân phối một cách hiệu quả các sản phẩm ngân hàng và bảo hiểm thông qua việc cung cấp các sản phẩm cho cùng một cơ sở khách hàng”. Theo đó, ngân hàng và công ty bảo hiểm sẽ cung cấp dịch vụ chéo nhau, ngân hàng sẽ bán các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của mình đi kèm với các dịch vụ thanh toán phí bảo hiểm qua tài khoản và ngược lại. Ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ký những thoả thuận hợp tác hoặc hình thành những liên doanh hay sở hữu chéo. Bancassurance giúp các công ty bảo hiểm mở rộng kênh phân phối và gia tăng doanh số bán hàng, bên cạnh đó, nó còn là bước đi chiến lược của các ngân hàng trong việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và mở rộng cơ sở khách hàng.
- Bank@Post: Là thoả thuận liên kết giữa ngân hàng và các bưu cục
thông qua hệ thống bưu cục của bưu điện. Như vậy, các ngân hàng có thêm một kênh phân phối sản phẩm mà không tốn chi phí đầu tư như chi nhánh, phòng giao dịch, và khách hàng sẽ được thuận tiện hơn trong giao dịch.
1.1.4.7. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác
Dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ quản lý tài khoản, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới,… Các dịch vụ này được cung cấp cùng với sự việc ứng dụng các công nghệ là một phần không thể thiếu của DVNH hiện đại trọng gói.
1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI
1.2.1. Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới nhằm đem lại những tiện ích mới cho người sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ truyền thống theo phương thức có hàm lượng công nghệ cao.
Nội dung của phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác cả về số lượng và chất lượng theo hướng hiện đại, an toàn bảo mật và không ngừng cải tiến để phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh về quy mô
Mức độ gia tăng doanh số hoạt động từ dịch vụ ngân hàng hiện đại
Mức độ gia tăng doanh số là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Doanh số hoạt động càng lớn tức là số lượng dịch vụ được
sử dụng ngày càng tăng. Chỉ tiêu này thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoạt động thanh toán, doanh số dịch vụ kiều hối, số lượng phát hành thẻ ATM, thẻ TDQT, số lượng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử,… Công thức tính mức độ gia tăng doanh số:
DS hoạt động năm thứ (i) – DS hoạt động năm thứ (i-1)
Tỷ lệ tăng trưởng = x 100 (1.1)
DS hoạt động dịch vụ Doanh số hoạt động năm thứ (i-1)
Mức độ gia tăng thị phần
Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Mức độ gia tăng thị phần phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ cạnh tranh, phản ánh mức độ ảnh hưởng cũng như uy tín của dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng.
Doanh số bán hàng của ngân hàng
Thị phần = (1.2) Tổng doanh số của thị trường
hay
Số sản phẩm bán ra của ngân hàng
Thị phần = (1.2) Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường
Một ngân hàng càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu, điều đó chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Một khách hàng có thể cùng lúc sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, do đó có thể tận dụng lợi thế từ nguồn khách hàng sẵn có để gia tăng số lượng sử dụng các dịch vụ ngân hàng, một mặt tối đa hóa lợi ích cho khách hàng một mặt gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
Đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào kinh doanh trong cơ chế thị trường, khách hàng luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu có ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh.
Số lượng KH năm thứ (i) – Số lượng KH năm thứ (i-1)
Tỷ lệ tăng trưởng = x 100 (1.3)
số lượng khách hàng Số lượng KH năm thứ (i-1)
Chỉ tiêu này được đánh giá trong thời gian nhất định, so sánh chỉ tiêu này qua các năm cho thấy được sự tăng hoặc giảm số lượng khách hàng có quan hệ với ngân hàng theo thời gian. Vì vậy, muốn mở rộng hoạt động, một trong những vấn đề ngân hàng cần quan tâm là thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng mới, đồng thời củng cố, tăng cường mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
Mức gia tăng số lượng dịch vụ ngân hàng hiện đại
Tiêu chí này thể hiện tính đa dạng, phong phú của các dịch vụ ngân hàng hiện đại mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp đáp ứng được tất cả các nhu cầu khác nhau của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều khách hàng khác nhau được sử dụng các sản phẩm dịch vụ, nhờ đó phát triển các dịch vụ