ĐẮK LẮK
Trong chương hai, luận văn sẽ phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại; kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như xây dựng mô hình định lượng và tiến hành khảo sát, phân tích, kiểm định tại một chi nhánh ngân hàng cụ thể: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Đắk Lắk, từ đó rút ra những kinh nghiệm từ thực tế, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở xây dựng hệ thống các giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng TMCP Công thương – chi nhánh Đắk Lắk.
2.1. SƠ LƢỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1.1. Sơ lƣợc sự hình thành và phát triển
Nhằm đẩy mạnh phát triển mạng lưới trên các địa bàn tiềm năng tại Tây Nguyên, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và các sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế, ngày 12/02/1999 Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có quyết định số 21/QĐ-HĐQT-NHCT1 V/v Thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk, chính thức khai trương hoạt động ngày 08/07/1999. Ngày 23/09/2008 Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên thành NHTMCP Công Thương Việt Nam theo quyết định số 1345/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 05/08/2009, Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk theo Quyết định số 455/QĐ/HĐQT ngày 05 tháng 08 năm 2009 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.
Tên giao dịch: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk
Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Dak Lak Branch
Tên viết tắt: Vietinbank Đắk Lắk
Trụ sở chính: 35 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Khi mới đi vào hoạt động, với 18 cán bộ chủ yếu tăng cường từ Ngân hàng Nhà nước chuyển sang, trụ sở làm việc đi thuê, điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn, trên địa bàn đã có nhiều ngân hàng lớn đang hoạt động với thị phần ổn định. Tuy nhiên, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển với vai trò là một chi nhánh NHTM Nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh, cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng toàn diện và hiện đại, đồng hành và gắn bó với sự phát triển của rất nhiều thành phần kinh tế quan trọng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; góp phần tích cực phục vụ kinh tế địa phương phát triển, VietinBank Dak Lak đã từng bước khẳng định được vị thế và năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Sau hơn 15 năm hoạt động (đến 2014) VietinBank Dak Lak đã có trụ sở làm việc khang trang nằm giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, ngoài 6 phòng nghiệp vụ tại hội sở, chi nhánh có 7 phòng giao dịch dịch loại I phân bổ hoạt động trên địa bàn trong nội thành và các huyện có giao thông thuận tiện, dân cư đông, kinh tế phát triển.
Đội ngũ cán bộ cơ bản đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong môi trường kinh doanh ngày càng quyết liệt. Tổng số lao động chính thức hiện nay là 113 người, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ 53,67%.
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ do NHTMCP Công thương Việt Nam giao, Vietinbank Đắk Lắk đã tiến hành bố trí và sắp xếp bộ máy tổ chức hoạt động theo cơ cấu bộ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTMCP Công thƣơng Việt Nam CN Đắk Lắk
* Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tiếp
(Nguồn: Cẩm nang Vietinbank Đắk Lắk)
Phòng KH Doanh nghiệp Phòng Kế toán Giao dịch Phòng Hành chính Phòng Kho quỹ Phòng Bán lẻ Phòng tổng hợp PGD Quang Trung PGD Lê Hồng Phong PGD Hoà Thắng PGD Buôn Hồ PGD Cƣ MGar PGD Eakar GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PGD Điện Biên Phủ
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn 2.1.3.1.Hoạt động huy động vốn
Những năm gần đây, trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh với sự thay đổi liên tục của chính sách tiền tệ, cộng thêm sự xuất hiện nhiều chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhưng vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng từ 29-31% tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, làm cho tính cạnh tranh trong huy động vốn tại chỗ ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy tận dụng tối đa những lợi thế của mình, đến 31/12/2014, Vietinbank Đắk Lắk vẫn huy động được 1.495,92 tỷ đồng, tăng trưởng 42.78% so với năm 2012 và chiếm 7,24% thị phần huy động vốn của toàn tỉnh Đắk Lắk (xem bảng 2.1).
Cụ thể, vốn huy động tại chỗ của Vietinbank Đắk Lắk năm 2013 đạt 1.416,93 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cao 37,21% so với năm 2012 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 384,27 tỷ đồng. Tận dụng những lợi thế từ chính sách tài chính tiền tệ, cùng với khai thác lợi thế tối đa sức mạnh nội tại từ bản thân chi nhánh như uy tín thương hiệu tốt đã giúp chi nhánh thu hút được lượng vốn huy động cao như vậy. Đến năm 2014 tốc độ tăng đã giảm, nguồn vốn huy động được duy trì ổn định, chỉ còn tăng 5,57% so với năm 2012, tương ứng với mức tăng 78,99 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Đắk Lắk
Đơn vị tính: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
1. Tiền gửi thanh toán 489,64 692,88 688,69 41,51 (0,61)
Không kỳ hạn 260,16 365,57 436,17 40,52 19,31
Có kỳ hạn 229,48 327,31 252,51 42,63 (22,85)
2. Tiền gửi tiết kiệm 526,03 674,40 779,96 28,21 15,65
Không kỳ hạn 0,09 0,02 0,01 (78,72) (75,00)
Có kỳ hạn 525,94 674,38 779,95 28,22 15,65
3. Giấy tờ có giá 14,99 42,70 23,12 184,93 (45,87)
4. Vốn khác 2,00 6,95 4,16 247,55 (40,12)
Tổng vốn huy động 1.032,66 1.416,93 1.495,92 37,21 5,57
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank Đắk Lắk từ năm 2012 – 2014)
2.1.3.2.Hoạt động tín dụng
Giai đoạn 2012-2014 và trước đó, nền kinh tế nước ta đã bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn đó thì hoạt động cho vay của Vietinbank Đắk Lắk cũng bị ảnh hưởng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn từ năm 2012-2014 chỉ đạt 13%. Đây là hoạt động có doanh thu chiếm tỷ trọng trên 90% tổng doanh thu, đem lại nguồn thu nhập chính cho VietinBank Đắk Lắk. Tính đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh đạt 3.142 tỷ đồng, tăng trưởng 32.83% so với cuối năm 2012, tương ứng với mức tăng thêm là 776 tỷ đồng. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2012 là 2.834 tỷ đồng, tăng 19.82% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 468,68 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014, cùng với cơ chế mở cửa tạo điều kiện cho vay cho các nghành nghề và nhiều loại đối tượng, tuy nhiên mức tăng trưởng cũng chỉ dừng lại ở mức độ vừa
phải, cụ thể tổng dư nợ của chi nhánh tại thời điểm cuối năm 2014 là hơn 3.142 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng dừng lại ở mức 10.87% tương ứng với tăng 308.1 tỷ đồng so với năm 2013.
Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Đắk Lắk
Đơn vị tính: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng
2012 2013 2014 13/12 14/13 14/12
Tổng dư nợ 2.365 2.834 3.142 19,83% 10,87% 32,85%
Cho vay ngắn hạn 1.357 1.657 1.925 22,11% 16,17% 41,86%
Cho vay trung và dài hạn 1.008 1.177 1.217 16,77% 3,40% 20,73%
Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,22 2,23 1,6 0,45% -28,25% -27,93%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank Đắk Lắk từ năm 2012 – 2014)
2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012-2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Đắk Lắk có nhiều biến động trong giai đoạn 2012-2014. Cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 19,15 tỷ đồng nhưng thu từ dịch vụ khác lại tăng 19,11 tỷ đồng làm cho tổng thu nhập giảm không đáng kể 0,01%; trong khi đó chi phí huy động vốn tuy có tăng 20,86 tỷ đồng nhưng chi phí khác lại giảm đến 25,26 tỷ đồng làm cho lợi nhuận của chi nhánh tăng 8,68% tương ứng với mức tăng 4,36 tỷ đồng.
Đến năm 2014 hoạt động kinh doanh có chững lại khi cả thu nhập từ hoạt động tín dụng lẫn thu từ dịch vụ khác đều giảm với mức giảm trung bình đến 21,16% tương ứng với 131,11 tỷ đồng. Tuy tổng chi phí giảm 22,68% tương ứng 128,11 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn mức giảm của tổng thu nhập dẫn đến lợi nhuận năm 2014 của chi nhánh giảm nhẹ so với năm 2013 với mức giảm gần 3 tỷ đồng. Năm 2014 là một trong những năm hoạt động khó khăn của ngành ngân hàng cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng với nhiều biến động phức tạp của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhiều ngân hàng kinh doanh không có lợi nhuận và phải cơ
cấu lại. Trong bối cảnh đó thì việc gia tăng nguồn huy động vốn, các hoạt động cho vay và duy trì được lợi nhuận khá ổn định của Vietinbank Đắk Lắk lại là một điểm sáng. Năm 2014, chi nhánh Đắk Lắk đã vinh dự đạt thành tích chi nhánh hoạt động xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Để có được kết quả này, Chi nhánh phải thực hiện nhiều giải pháp tổng thể bao gồm tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua khẳng định vị thế, thương hiệu, đẩy mạnh công tác marketing, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tín dụng kết hợp với nâng cao chất lượng tín dụng, giữ vững thị phần thanh toán xuất nhập khẩu và mua bán ngoại tệ.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Đắk Lắk
Đơn vị tính: tỷ VND
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2012 2013 2014 13/12 14/13 14/12 1. Tổng thu nhập 619,57 619,5 488,42 -0,01 -21,16 -21,17 Thu từ HĐ tín dụng 384,18 365,02 306,35 -4,99 -16,07 -20,26 Thu từ DV khác 235,39 254,50 182,06 8,12 -28,46 -22,65 2. Tổng chi phí 569,41 565,01 436,89 -0,77 -22,68 -23,27 Chi phí về HĐV 448,38 469,25 348,89 4,65 -25,65 -22,19 Chi phí khác 121,02 95,76 88,00 -20,87 -8,10 -27,29 3. Lợi nhuận 50,16 54,51 51,52 8,68 -5,49 2,72
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK VỀ QUY MÔ
2.2.1. Tình hình gia tăng doanh số từ hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại 2.2.1.1.Dịch vụ thanh toán 2.2.1.1.Dịch vụ thanh toán
Thanh toán trong nước
Là một trong những ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thanh toán trong nước trên địa bàn, Vietinbank Đắk Lắk cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước an toàn và hiệu quả. Vietinbank Đắk Lắk luôn chú trọng củng cố, xây dựng cơ chế, chính sách trong hoạt động thanh toán để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và rủi ro hệ thống.
Nhìn chung, doanh số thanh toán liên hàng tăng rất nhanh qua từng năm bao gồm các kênh chuyển tiền bù trừ qua hệ thống NHNN, thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương tiện tử. Trong đó phải kể đến kênh thanh toán chủ yếu là dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán song phương chiếm vai trò chủ đạo đã dần dần thay thế chuyển tiền bù trừ qua NHNN do những ưu thế vượt trội về tính chính chính xác, linh hoạt và tốc độ xử lý giao dịch nhanh. Vietinbank Đắk Lắk cũng đã triển khai thành công dịch vụ thu hộ Ngân sách bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu.
Bảng 2.4: Hoạt động thanh toán trong nƣớc
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012 2013 2014
DS chuyển tiền đến 5.674.547 5.982.126 6.058.448 DS chuyển tiền đi 6.750.901 7.250.200 9.275.326
Hệ thống TTĐT liên NH 58.462 58.975 59.030
Hệ thống TT bù trừ 10.032 12.352 9.377
Thanh toán SP 20.358 25.865 31.745
Thanh toán quốc tế
Với định hướng phát triển theo xu thế hiện đại, cũng như tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động thanh toán quốc tế, trong những năm vừa qua VietinBank Đắk Lắk đã có những bước phát triển khá ấn tượng về dịch vụ thanh toán quốc tế của mình, tốc độ tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế luôn nằm ở mức cao. Đến thời điểm cuối năm 2014 tổng số thanh toán quốc tế thông qua hệ thống của chi nhánh đạt mức 129,19 triệu USD, tăng 10,17% so với số liệu cuối năm 2013, và 14,68% so với số liệu cuối năm 2012. Tổng mức tăng qua các năm là 4,61 triệu USD và 11,92 triệu USD.
Bảng 2.5: Doanh số thanh toán quốc tế của VietinBank ĐakLak từ 2012-2014
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 14/12 Doanh số thanh toán quốc tế 112,65 117,26 129,19 4,09% 10,17% 14,68%
Thanh toán xuất khẩu 95,20 97,77 121,80 2,70% 24,57% 27,94%
Thanh toán nhập khẩu 17,45 19,49 7,39 11,68% -62,09% -98,42%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Đắk Lắk từ 2012 – 2014)
Với đặc thù của vùng miền là chuyên canh các loại nông sản như cà phê, tiêu, cao su… do đó doanh số của các hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh chủ yếu phát sinh là doanh số thanh toán xuất khẩu và tăng dần qua các năm. Doanh số thanh toán nhập khẩu chỉ chiếm trung bình khoảng 12% tổng doanh số thanh toán của chi nhánh. Cụ thể nếu như trong năm 2013 doanh số thanh toán xuất khẩu của chi nhánh tăng trưởng ở mức độ tương đối thấp so với số liệu cuối năm 2012 với mức tăng trưởng tương ứng là 2,07% thì sang năm 2014 doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh có bước biến chuyển khá mạnh khi tăng trưởng đến 24,57% so với số liệu cuối năm 2013 tương ứng với mức tăng ròng cụ thể là 11,92 triệu USD. Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do đà phát triển chung của thị trường trong đó chủ yếu là do sức bật tương đối mạnh từ giá cả các măt hàng nông sản. Cùng với việc áp dụng chính
sách lãi suất, phí dịch vụ hợp lý của Chi nhánh đã lôi kéo được nhiều khách hàng lớn tại địa bàn từ các ngân hàng có thế mạnh về thanh toán quốc tế về giao dịch tại Vietinbank Đắk Lắk.
Trái ngược với việc tăng mạnh của cán cân thanh toán xuất khẩu, doanh số thanh toán nhập khẩu thông qua chi nhánh lại giảm mạnh cụ thể doanh số thanh toán nhập khẩu của chi nhánh cuối năm 2014 chỉ đạt mức 7,39 triệu USD, giảm 98,42% so với số liệu cuối năm 2012. Nhưng n h ì n chung, hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh vẫn chiếm thị phần lớn trên địa bàn, trung bình 25% thị phần của tỉnh (tổng doanh số thanh toán quốc tế của tỉnh Đắk Lắk năm 2012 đạt 410.10 triệu USD, năm 2013 đạt 714,3 triệu USD, năm 2014 đạt 522 triệu USD).
2.2.1.2.Dịch vụ thẻ
Số lượng thẻ của Vietinbank Đắk Lắk tăng rất mạnh, từ năm 2012 đến 2014 đã tăng đến 74,77% trong đó năm 2014 đã tăng gấp đôi so với năm 2013. Số lượng thẻ tăng ở tất cả các loại hình bao gồm thẻ ATM, thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng quốc tế. Trong đó chiếm ưu thế vẫn là thẻ ATM với số lượng thẻ phát hành mới năm 2014 là 39.776 thẻ tăng 50,39% so với năm 2013 (với 26.449 thẻ) và tăng 69,28% so với năm 2012 (với 23.497 thẻ). Số lượng thẻ ATM gia tăng chủ yếu là nhờ phát hành theo lô cho các đơn vị chuyển lương có số lượng nhân viên đông như các bệnh viện Tỉnh, bệnh viện Thiện Hạnh, các trường Cao đẳng nghề, Cao đẳng Sư phạm,…