Khái niệm vốn xã hội trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Vốn xã hội đƣợc nghiên cứu ở các cấp độ: vi mô (cá nhân), trung mô (các nhóm xã hội), vĩ mô (quốc gia, quốc tế) (Vũ Cao Đàm 2013). Cũng theo Lê Khắc

Trí (2007), vốn xã hội đƣợc nghiên cứu ở các cấp: quốc gia, địa phƣơng, ngành và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp với đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Cơ sở để hình thành nên vốn xã hội chủ yếu thông qua các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, các quy tắc và chuẩn mực ứng xử. Với sự tƣơng tác qua lại giữa các cá nhân với các nhóm xã hội và với quốc gia, quốc tế sẽ làm cho vốn xã hội tăng lên hoặc giảm đi, hay nói cách khác nguồn vốn xã hội sẽ phát triển hoặc suy thoái.

Cụ thể hóa vào điều kiện của các NHTM, có thể nói vốn xã hội trong ngân hàng chính là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân hoặc nhóm hoặc tổ chức (gọi chung là chủ thể) đƣợc hình thành và phát triển trên cơ sở các mạng lƣới quan hệ qua lại với sự tin cậy, tƣơng hỗ lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội mà chính ngân hàng xây dựng để làm cơ sở cho việc ứng xử, tƣơng tác qua lại, với các cộng đồng khách hàng và với xã hội.

Đặc biệt hơn nữa, trong ngành ngân hàng khi các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng đƣợc phát triển bền vững thông qua các giao dịch lặp đi lặp lại và kéo dài tạo thái độ tin tƣởng và tích cực. Sự tƣơng tác hai chiều sẽ giúp tăng cƣờng mối quan hệ xã hội, từ đó giúp tăng nguồn vốn xã hội, là đầu vào cho tƣơng lai, tăng lợi thế thông tin. Điều này có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

Trong hoạt động của ngân hàng, sự tin tƣởng là điều rất quan trọng và cần thiết. Theo Banfield (1958) trích trong Xie Wenjing (2013) và Fukuyama (1995), một xã hội có nguồn vốn xã hội thấp, trình độ phát triển của ngân hàng tƣơng đối thấp, các giao dịch tài chính sẽ có xu hƣớng đi vào phân nhóm hẹp nhƣ gia đình, bạn bè. Trong ngắn hạn, vốn xã hội là đầu vào quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng, và sự tồn tại của vốn xã hội có tác động tích cực đến khả năng thực thi pháp lý của các hợp đồng ngân hàng.

Các tài liệu về mối quan hệ giữa ngân hàng và vốn xã hội đã chứng minh rằng, có sự tƣơng tác lặp đi lặp lại và kéo dài giữa ngân hàng và khách hàng, tạo điều kiện theo dõi, kiểm tra và có thể khắc phục vấn đề bất đối xứng thông tin (Burt 2000; Houston et al 2010). Ngân hàng không chỉ có lợi từ nguồn vốn xã hội đƣợc

tạo ra từ mối quan hệ sẵn có với khách hàng mà còn từ nguồn vốn xã hội đang tồn tại trong xã hội. Một cách trực tiếp nhất, tác động của vốn xã hội vào hoạt động ngân hàng nói chung là thông qua gia tăng sự tin tƣởng của các cá nhân tham gia trong mối quan hệ với ngân hàng. Thật vậy, đối với nền kinh tế có vốn xã hội cao, cá nhân có sự tin tƣởng lẫn nhau hoặc do thái độ đạo đức của chính khách hàng trong giáo dục và tồn tại một cơ chế xã hội cùng nền pháp lý tốt dẫn đến con ngƣời sẽ tin tƣởng lẫn nhau, điều này không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn có lợi cho chính bản thân khách hàng và xã hội.

Từ những quan niệm nêu trên về vốn xã hội, có thể khái quát vốn xã hội trong ngân hàng là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức tồn tại trong các mối quan hệ liên kết, chia sẻ, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội đã đƣợc thừa nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)