Đối với xã hội bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 99)

Kết quả nghiên cứu định tính để khám phá giả thuyết ảnh hƣởng của vốn xã hội bên ngoài tới các hoạt động của NHTM cho thấy khi các NHTM Việt Nam có uy tín, tạo đƣợc lòng tin với các chủ thể trong môi trƣờng kinh doanh thì cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin từ khách hàng và các đối tác sẽ dễ dàng hơn, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng, mở rộng mạng lƣới khách hàng và duy trì khách hàng trung thành cao hơn. Ngoài ra, việc các mối quan hệ này ngoài sự tin tƣởng, còn phải tìm đƣợc tiếng nói chung trong việc sẵn sàng chia sẻ cơ hội kinh doanh, đem lại những lợi ích từ việc khai thác các cơ hội mới, từ đó sẽ tăng cƣờng sự hợp tác giữa các bên.

Đối với chính quyền các cấp, họ quan tâm đến hoạt động của những chi nhánh ngân hàng đang đặt trụ sở trên địa bàn họ quản lý. Về phía chính quyền, họ sẽ hỗ trợ an ninh, thủ tục pháp lý giúp cho ngân hàng an tâm hoạt động. Họ cũng là ngƣời giới thiệu khách hàng, dự án, cung cấp thông tin khách hàng cho ngân hàng giúp ngân hàng có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận khách hàng tiềm năng. Về phía ngân hàng, thƣờng sẽ hỗ trợ kinh phí cho địa phƣơng để tổ chức trung thu, lễ tết, hỗ trợ ngƣời nghèo,... đó cũng là một cơ hội để ngân hàng quảng bá hình ảnh của mình đến với cộng đồng.

Mối quan hệ với cơ quan truyền thông, chủ yếu là để quảng bá thông tin, sản phẩm mới, họ sẽ hỗ trợ đƣa tin về ngân hàng. Ở các ngân hàng sẽ có bộ phận phát ngôn riêng để trả lời các thông tin. Trong trƣờng hợp có những thông tin chƣa rõ ràng về một sự vụ liên quan đến ngân hàng, nhờ mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, ngân hàng sẽ tiếp cận đƣợc thông tin nhanh nhất và có cơ hội để giải thích vấn đề rõ hơn, sát với tình hình thực tế của ngân hàng, trƣớc khi các thông tin đƣa lên báo chí. Mặt khác, cơ quan truyền thông chính là ngƣời phản ánh các thông tin về tình hình xã hội, từ đó ngân hàng sẽ có định hƣớng cho việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình. Chẳng hạn, việc du học của học sinh, ngân hàng phải xem lại mình đã có những sản phẩm liên quan du học chƣa? Hoặc hiện nay những vấn đề về biến đổi môi trƣờng gây ngập lụt, vậy ngân hàng phải tìm hiểu các thông tin về

dự án chống ngập, thu xếp nguồn vốn, làm việc với đối tác nƣớc ngoài…nhƣ vậy những thông tin mà cơ quan truyền thông cung cấp sớm cho ngân hàng, sẽ rất hữu ích, tạo cơ hội cho ngân hàng đi tắt đón đầu một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Đối với ngân hàng, mối quan hệ với các hiệp hội cũng có những tác động quan trọng đến các hoạt động của mình. Theo Uzzi (1997) trích trong Crystal Holmes Zamanian & Lisa Åström (2014), các ngân hàng có thể thông qua hiệp hội ngân hàng để chia sẻ thông tin cho những cá nhân, doanh nghiệp, ngân hàng khác; hiệp hội hoạt động nhƣ một tổ chức viện trợ, giúp tạo ra khung pháp lý cho các ngân hàng. Quan trọng hơn, thành viên của hiệp hội thƣờng là các doanh nghiệp, và đây chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Khi tham gia các sự kiện do các hiệp hội tổ chức, sẽ tạo cơ hội để ngân hàng quảng bá sản phẩm của mình. Ngoài ra, khi tham gia các hội thảo do hiệp hội liên kết với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, hoặc liên kết giữa Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng thế giới tổ chức, đó cũng là cơ hội để các ngân hàng chia sẽ kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ và giải quyết các công việc tốt hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Nhƣ vậy, vốn xã hội bên ngoài có tác động trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Điều này cho thấy kết quả nghiên cứu định tính đã ủng hộ cho các quan điểm của các nghiên cứu trƣớc về ảnh hƣởng của vốn xã hội bên ngoài tới hoạt động của NHTM.

Khi thảo luận tay đôi với các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM, họ cũng đồng ý rằng các mối quan hệ xã hội bên ngoài ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lƣới khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam, khi mà mối quan hệ đƣợc coi trọng trong việc giải quyết các công việc. Thật vậy, khi ngân hàng muốn huy động đƣợc số vốn lớn thì phải có quan hệ rộng, thông qua các mạng lƣới xã hội, ngân hàng có cơ hội tiếp cận các khách hàng thông qua sự giới thiệu qua lại. Tƣơng tự, hoạt động cho vay cũng vậy, ngân hàng muốn cho vay số tiền lớn nhƣ vài trăm tỷ cho doanh nghiệp FDI vay thì phải có các mối quan hệ rộng và có thể khai thác

đƣợc lợi thế từ các mối quan hệ này; hoặc khi ngân hàng muốn thu hồi nợ, nếu số tiền nhỏ có thể thông qua mối quan hệ với công an quận, nhƣng nếu số tiền lớn thì phải nhờ mối quan hệ với bộ công an mới có thể thu hồi đƣợc nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)