Phát triển vốn xã hội bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 155 - 156)

Với sự tác động có ý nghĩa đến các hoạt động của ngân hàng, để duy trì và phát triển vốn xã hội bên trong ngân hàng, cần phải tạo lập, phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng theo cả chiều ngang và chiều dọc trên cơ sở hợp tác lẫn nhau, cụ thể nhƣ sau:.

Thứ nhất, bản thân ngân hàng trải qua một quá trình hình thành và phát triển đã có tính hệ thống, tuy nhiên cần phải liên tục cải thiện hệ thống để có thể vận hành một cách hiệu quả và ngày càng phát triển, cam kết thực hiện đúng quy trình của hệ thống trên cơ sở hợp tác lẫn nhau. Khi xây dựng hệ thống quản lý, cần xác định sự vững mạnh của một tổ chức là dựa trên sức mạnh tập thể và sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cá nhân và phòng ban chức năng. Từ đó ngân hàng sẽ đƣa ra các phƣơng án để khai thác và phát huy có hiệu quả sự hợp tác này phục vụ cho quá trình tạo dựng uy tín và thƣơng hiệu của mình.

Thứ hai, ngân hàng cần chú trọng việc chuyển giao tri thức giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng để cùng nhau tiến bộ và đem những tri thức đó phục vụ cho mục tiêu chung của ngân hàng.

Thứ ba, cần xây dựng cơ chế tạo nên sự hợp tác hiệu quả (bao gồm cả văn hóa ngân hàng). Ngân hàng cần xây dựng bộ quy tắc nghề nghiệp, quy trình giao tiếp, ứng xử đối với khách hàng, ứng xử giữa các nhân viên. Khi ngân hàng đã xây dựng đƣợc văn hóa của tổ chức, thì tất cả nhân viên làm việc trong cùng tổ chức này sẽ bị chi phối bởi những quy định này và họ luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hoàn thành mục tiêu chung của ngân hàng.

Thứ tƣ, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả sự hợp tác giữa các cá nhân/phòng ban chức năng. Ngân hàng sẽ xây dựng các phân hệ nội bộ (chẳng hạn

phân hệ 5S, đánh giá lẫn nhau giữa các bộ phận); phân hệ bên ngoài (nhƣ phân hệ MS: khách hàng bí mật). Cụ thể là ngân hàng sẽ thuê một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ phỏng vấn, kiểm tra nhân viên để đánh giá chất lƣợng phục vụ của nhân viên nhƣ thế nào, hoặc ngân hàng thuê các cộng tác viên để đánh giá chất lƣợng của ngân hàng. Việc xây dựng đƣợc cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy các cá nhân và phòng ban luôn nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, từ đó hỗ trợ các hoạt động của ngân hàng phát triển hơn.

Thứ năm, nâng cao tính hệ thống xuyên suốt trong các hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng, tính hệ thống cực kỳ quan trọng. Thực tế hiện nay, sự hợp tác giữa các cá nhân/phòng ban còn kém hiệu quả do mục tiêu của các phòng ban là khác nhau. Chẳng hạn nhƣ phòng khách hàng doanh nghiệp đƣợc giao chỉ tiêu về tín dụng khách hàng phải đạt doanh số theo kế hoạch đề ra, trong khi phòng quản trị rủi ro lại đƣợc giao chỉ tiêu là giảm nợ xấu khi có quyết định cho vay. Nhƣ vậy phòng quản trị rủi ro thì luôn phải thận trọng, trong khi phòng khách hàng doanh nghiệp lại muốn cho vay trong thời gian sớm nhất để có thể đạt chỉ tiêu đƣợc giao. Khi các bộ phận chức năng có mục tiêu khác nhau thì sự hợp tác sẽ kém hiệu quả và ngƣợc lại, từ đó gây ảnh hƣởng đến kết quả chung của ngân hàng.

Nhƣ vậy ngân hàng cần có các chính sách, mục tiêu phù hợp để giảm tính đối kháng giữa các phòng ban chức năng. Bên cạnh đó, cần phải có những chuẩn mực, những khung chung để các cá nhân và phòng ban bám sát theo những chuẩn mực đó để thực hiện nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các cá nhân và phòng ban chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)