định mô hình lý thuyết tại TP.HCM, vốn xã hội (gồm vốn xã hội của lãnh đạo) có tác động ý nghĩa đến các hoạt động của NHTM.
Trung tâm của mọi hoạt động của ngân hàng là con ngƣời và hệ thống quản lý. Với sự hợp tác chặt chẽ, sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ nhau để hoàn thành công việc, đẩy nhanh tiến độ giải quyết ở các khâu nghiệp vụ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mang lại hiệu quả ở hầu hết các hoạt động của ngân hàng.
Có thể nói trong quá trình kinh doanh của ngân hàng, vốn xã hội của ngân hàng là một nguồn lực cần đƣợc khai thác hiệu quả (trƣớc hết ngân hàng phải có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nguồn lực vốn xã hội của ngân hàng; sau đó là ngân hàng phải luôn có biện pháp tạo tập, duy trì, phát triển và sử dụng vốn xã hội để nâng cao kết quả các hoạt động của mình).
Các nhóm gợi ý chính sách cụ thể nhƣ sau:
5.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của vốn xã hội trong chiến lƣợc phát triển của NHTM của NHTM
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngân hàng, do đó cần nhận thức đầy đủ về nguồn lực vốn xã hội của ngân hàng và xây dựng khung phân tích để các ngân hàng tiếp cận đƣợc vốn xã hội, từ đó ngân hàng có thể khai thác và sử dụng nguồn lực này phục vụ cho các hoạt động của mình. Trong các chiến lƣợc phát triển của mình, ngân hàng cần xác định tầm nhìn, mục tiêu, tiêu chí để phát triển nguồn lực vốn xã hội của ngân hàng.
Bằng tƣ duy cá nhân, có thể thấy các ngân hàng cũng đã biết khai thác các mối quan hệ để phục vụ cho lợi ích của ngân hàng nhƣ việc hội sở giao chỉ tiêu cho chi nhánh hoặc cấp trên giao chỉ tiêu cho cấp dƣới, thƣờng sẽ yêu cầu vƣợt kế hoạch, vậy phần vƣợt này chi nhánh hay cấp dƣới phải khai thác các mối quan hệ để đạt đƣợc chỉ tiêu đề ra. Việc khai thác và sử dụng các mối quan hệ theo hƣớng tích cực thì sẽ mang lại kết quả tốt cho ngân hàng, ngƣợc lại nếu tính tiêu cực bị lạm dụng thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho ngân hàng mà còn cho cả nền kinh tế, do đó ngân hàng cần có khung phân tích, định hƣớng, kế hoạch sử dụng nguồn lực vốn xã hội hợp lý để có thể khai thác nguồn lực này theo hƣớng tích cực và mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trƣớc khi các tác giả cho rằng việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vốn xã hội và tăng cƣờng các mối quan hệ xã hội có thể dẫn đến nâng cao hiệu suất của công ty (Tseng và cộng sự 2013; Albertini 2016). Tổ chức nào đầu tƣ vốn vào các mối quan hệ xã hội mạnh hơn thì hiệu suất của tổ chức trong phân phối sản phẩm sẽ cao hơn (Raza 2013).