vốn xã hội
Thứ nhất, để góp phần tạo ra vốn xã hội bên ngoài cho ngân hàng, cần có sự hỗ trợ của NHNN để xây dựng hành lang pháp lý cho việc phát triển các sản phẩm tài chính, tiền tệ tạo sự liên kết các chủ thể tham gia. Có thể kể đến nhƣ sản phẩm tài chính phái sinh, NHNN cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định liên quan đến kinh doanh tiền tệ, công cụ tài chính phái sinh theo xu hƣớng hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho sự áp dụng đa dạng các công cụ tài chính dựa trên sự liên kết của các chủ thể tham gia thị trƣờng (dù các công cụ này đã đƣợc các NHTM tại Việt Nam áp dụng, tuy nhiên chƣa phong phú, đa dạng, chƣa hấp hẫn khách hàng). Các công cụ này, hiện nay các quốc gia phát triển đã áp dụng và mang lại hiệu quả cao cho các chủ thể tham gia. Điều này, góp phần tạo ra vốn xã hội bên ngoài cho các ngân hàng, thông qua đó nâng cao khả năng huy động vốn; tạo thêm cung tín dụng cho thị trƣờng ngân hàng và giúp các hoạt động của ngân hàng hiệu quả hơn.
Thứ hai, NHNN và các hiệp hội nên có những chƣơng trình đầu tƣ phát triển các kênh tƣơng tác xã hội giữa các NHTM, giữa NHTM với các ngành có liên quan. Các kênh này nên đƣợc hỗ trợ của các công cụ mạng lƣới công nghệ thông tin, giúp thuận tiện trong trao đổi thông tin giữa các chủ thể trong mạng lƣới. Các NHTM có thể thông qua các kênh tƣơng tác này để mở rộng thị phần và mạng lƣới khách hàng của mình, cũng nhƣ khai thác các mạng lƣới quan hệ tốt hơn.
5.2.6.2 Gợi ý chính sách vĩ mô và vi mô hỗ trợ ngân hàng hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội
Một số gợi ý chính sách vĩ mô
Bên cạnh hiệu ứng tích cực thì còn tồn tại những tiêu cực trong các mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân hàng. NHNN đóng vai trò rất quan trọng để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội trên thị trƣờng ngành ngân hàng. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, NHNN với vai trò là cơ quan quản lý NN, cần xây dựng khung pháp lý tốt, tạo sân chơi chung cho các NHTM, tạo sự công bằng giữa NHTM Nhà
nƣớc và NHTM cổ phần ( dù trong giai đoạn qua đã có những thay đổi tích cực nhƣng chƣa thay đổi hoàn toàn đƣợc).
Thứ hai, NHNN cần có văn bản hƣớng dẫn quy trình, minh bạch tạo điều kiện tiếp cận vốn và thụ hƣởng sự hỗ trợ từ chính sách công bằng đối với tất cả các NHTM. Cần xây dựng tiêu chí sàng lọc, lựa chọn NHTM có đủ năng lực để thực hiện cho vay các khu vực kinh tế đƣợc trợ cấp hoặc theo một chƣơng trình kích thích kinh tế của Chính phủ.
Thứ ba, sự phân công nguồn lực phải theo nguyên tắc thị trƣờng, đảm bảo tính hiệu quả. Khi có vốn ƣu đãi của Chính phủ (định chế tài chính nƣớc ngoài hỗ trợ thông qua Chính phủ) thì NHTM Nhà nƣớc có quy mô lớn, hiệu quả kinh doanh của họ gắn với Nhà nƣớc nên họ đƣợc ƣu tiên tiếp cận nguồn vốn này hơn (dù hiệu quả từ việc sử dụng nguồn lực này là điều chƣa chắc chắn). Nhƣ chúng ta đã thấy thời gian qua vụ việc của nhiều doanh nghiệp Nhà nƣớc đã gây thất thoát cực kỳ lớn cho nền kinh tế, tiêu biểu vụ việc của Vinashin, nhiều ngân hàng khi cho doanh nghiệp này vay, đã gặp rất nhiều khó khăn vì không thu hồi đƣợc nợ, làm ảnh hƣởng tính thanh khoản của ngân hàng, nợ xấu tăng cao…
Một số gợi ý chính sách vi mô
Theo Putnam, 2000, vốn xã hội bên trong sẽ có tác động tiêu cực khi co cụm vào nhau, và tác động tích cực khi vƣơn ra bên ngoài. Với tác động tiêu cực sẽ dẫn đến hạn chế ý tƣởng mới, kiềm chế sự phát triển của tổ chức, tƣ tƣởng cục bộ, thiển cận. Với thực trạng các hiện tƣợng tiêu cực trong ngành ngân hàng trong thời gian qua, có sự liên kết giữa một số cá nhân hoặc phòng ban, vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm đã lợi dụng chức năng, quyền hạn để liên kết gây ra thất thoát lớn cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Đó chính là một biểu hiện của hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội bên trong ngân hàng. Do đó, cần có giải pháp để hạn chế hiệu ứng tiêu cực này, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, bản thân ngân hàng cần có quy trình nghiệp vụ thật chặt chẽ, phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các phòng ban chức năng trong quy trình giải quyết công việc, tránh sai sót mang tính dây chuyền.
Thứ hai, ngân hàng cần xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả, phân quyền nhƣng phải có sự đánh giá và kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng lạm quyền, gây mất đoàn kết nội bộ và ảnh hƣởng đến ngân hàng.
Thứ ba, cần nêu cao văn hóa doanh nghiệp, đạo đức nghề nghiệp trong ngân hàng. Muốn vậy trƣớc hết phải có sự chỉ đạo của ban giám đốc, và bản thân ngƣời lãnh đạo phải gƣơng mẫu, khách quan, công bằng để có thể lãnh đạo đội ngũ nhân viên. Bên cạnh đó, phải phát huy đƣợc vai trò của các tổ chức đoàn thể, công đoàn, tổ chức các phong trào thi đua tạo sự gắn kết, đoàn kết nội bộ và cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, góp phần xây dựng uy tín và hình ảnh thƣơng hiệu của ngân hàng ngày càng bền vững.