Phát triển vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 151 - 152)

Quan hệ xã hội phản ánh chính hình ảnh của mình, và mối quan hệ thƣờng tƣơng ứng với vị trí công việc, do đó cá nhân ngƣời lãnh đạo phải tự xác định mạng lƣới quan hệ của mình và xây dựng các mối quan hệ này dựa trên tinh thần hành xử đúng mực, có sự tin tƣởng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và hỗ trợ lẫn nhau. Có nhƣ vậy, vốn xã hội của lãnh đạo mới đƣợc liên tục duy trì, nuôi dƣỡng và phát triển. Theo Perrini (2006); Russo & Tencati (2009); Russo & Perrini (2010), xây dựng vốn xã hội là phƣơng tiện để xây dựng thƣơng hiệu của cá nhân (ngƣời lãnh đạo).

Để duy trì và phát triển vốn xã hội của lãnh đạo, cần phải tạo lập, phát triển mối quan hệ của lãnh đạo với các mạng lƣới bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh và các quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ sau:

Với bạn bè, cá nhân ngƣời lãnh đạo phải dành thời gian gặp mặt, chia sẻ, tin tƣởng và giúp đỡ nhiệt tình. Từ những chia sẻ vấn đề trong cuộc sống, cho đến những hỗ trợ có thể giúp công việc của ngƣời lãnh đạo hiệu quả hơn, nhƣ những động viên và hỗ trợ về tinh thần và vật chất, giới thiệu khách hàng…

Với đồng nghiệp, là cá nhân trong cùng ngân hàng, đặc biệt là đối với cấp dƣới, ngƣời lãnh đạo phải tạo đƣợc uy tín, niềm tin và động lực phấn đấu, phân phối công việc phù hợp năng lực của ngƣời lao động để đạt năng suất cao nhất. Ngoài ra, cần tạo cơ chế hợp tác để khuyến khích sự phối hợp giữa các cá nhân, giúp hoàn thành tốt nhất mục tiêu chung của ngân hàng. Muốn tạo đƣợc lòng tin và sự ủng hộ

của các đồng nghiệp, bản thân ngƣời lãnh đạo phải hành xử đúng quy định, phải luôn sẵn sàng giúp đỡ cho các đồng nghiệp, nhƣ vậy mới kỳ vọng nhận đƣợc sự hỗ trợ và ủng hộ từ họ. Một khía cạnh khác của quan hệ đồng nghiệp, ngoài công việc, có thể sẽ có những giao lƣu sinh hoạt mang tính chất cá nhân, có thể sẽ hỗ trợ cho ngƣời lãnh đạo trong giải quyết công việc tốt hơn.

Với đối tác kinh doanh và các quan chức thuộc cơ quan quản lý Nhà nƣớc, họ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp ngân hàng tiếp cận các khách hàng, đối tác mới, cơ hội kinh doanh mới. Do đó, bản thân ngƣời lãnh đạo nên thiết lập và duy trì các mối quan hệ này. Thông qua việc liên lạc, hỏi thăm thƣờng xuyên, nhƣ những ngƣời bạn, gặp gỡ và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong các cơ hội kinh doanh. Khi sẵn sàng tạo cho nhau các cơ hội đem lại lợi ích cho nhau, tạo đƣợc lòng tin tốt từ họ thì khả năng nhận đƣợc sự hỗ trợ và chia sẻ ngƣợc lại sẽ cao hơn.

Ngoài ra để phát huy đƣợc sự sự hỗ trợ của các mối quan hệ này cho lãnh đạo để phục vụ cho quá trình kinh doanh của ngân hàng, nhất là những lúc gặp khó khăn, đòi hỏi ngƣời lãnh đạo phải xác định đƣợc khi gặp khó khăn trong công việc thì theo từng cấp độ, đối tƣợng nào có thể hỗ trợ ngƣời lãnh đạo giải quyết công việc (nhờ đúng đối tƣợng thì khả năng giải quyết đƣợc công việc sẽ cao hơn), đối tƣợng nào có thể giúp ngƣời lãnh đạo tận dụng hơn sức của mình để giải quyết công việc. Việc xác định đúng đối tƣợng có thể hỗ trợ ngƣời lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, tránh mất thời gian, mất cơ hội cho ngƣời lãnh đạo và cho chính bản thân ngân hàng trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)