Đề cập vốn xã hội của lãnh đạo, có thể tổng kết một vài nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Bjorkman & Kock (1995): trong một nghiên cứu thảo luận vai trò của các mối quan hệ xã hội khi thâm nhập vào mạng lƣới kinh doanh nƣớc ngoài. Nghiên cứu này đã cho thấy vai trò của các mối quan hệ của lãnh đạo và cá nhân nhân viên trong việc tiếp thị các dự án và các mặt hàng công nghiệp của các công ty phƣơng Tây ở Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân đƣợc xem là điều kiện tiên quyết đối với việc tiếp cận hầu hết các thông tin và họ đang phân tích các yếu tố ảnh hƣởng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ xã hội.
Tushman & O‟Reilly III (1997): khi nghiên cứu về mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo, nhóm tác giả đã chỉ ra các chủ thể trong mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo gồm dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/ nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan nghiên cứu, các câu lạc bộ, cơ quan báo chí. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chƣa đƣa ra đƣợc thang đó để đánh giá chất lƣợng các mối quan hệ này.
Yli-Renko và các cộng sự (2001): sử dụng một mẫu gồm 180 doanh nghiệp công nghệ cao có trụ sở tại Anh để phân tích mối quan hệ của vốn xã hội của lãnh đạo. Nghiên cứu đã chỉ ra vốn xã hội của lãnh đạo dựa trên mối quan hệ của lãnh đạo với bạn bè, đơn vị tƣ vấn, chính quyền các cấp và cơ quan truyền thông.
Bartol & Zhang (2007), đề cập đến mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo phát triển nhờ chất lƣợng mối quan hệ của lãnh đạo trong công việc, trong mối quan hệ bạn bè, sẽ hỗ trợ cho lãnh đạo trong việc tiếp cận nguồn vốn con ngƣời và các vốn khác để thành công. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chƣa chỉ rõ các mối quan hệ cụ thể trong mạng lƣới lãnh đạo nhƣ thế nào.
Cialdini & các cộng sự (2001), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng lãnh đạo là ngƣời đóng vai trò quyết định đối với kết quả hoạt động của một doanh nghiệp. Thông qua tình hữu nghị, quyền lực, sự công nhận của xã hội, tinh thần hỗ trợ mà ngƣời lãnh đạo có tầm ảnh hƣởng đến các chủ thể có liên quan.
Acquaah (2007), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra vốn xã hội phát triển từ mạng lƣới quan hệ của nhà lãnh đạo và các mối quan hệ xã hội với các nhà quản lý hàng đầu, các quan chức chính phủ sẽ giúp nâng cao hiệu suất của tổ chức. Sau đó năm 2011, Acquaah tiếp tục nghiên cứu vai trò của vốn xã hội từ mạng lƣới lãnh đạo, tác giả chỉ ra mối quan hệ xã hội với các quan chức chính phủ sẽ có lợi cho tổ chức, đồng thời cũng nêu mặt tích cực, tiêu cực của mối quan hệ này.
Paré & các cộng sự (2008), nghiên cứu trên một cuộc khảo sát thực địa tại các thành phố Montreal, Toronto và Vancouver cũng đã chỉ ra mối quan hệ của lãnh đạo có ảnh hƣởng đến kết quả của tổ chức, các mối quan hệ này dựa trên sự tin tƣởng, có đi có lại.
Theo Bankfield (1958), trích trong Xie Wenjing (2013), vốn xã hội sẽ ảnh hƣởng đến cả hành vi của ngƣời vay và ngƣời cho vay (ngân hàng). Trong đất nƣớc có vốn xã hội cao, ngƣời lãnh đạo hành xử đúng chuẩn mực đạo đức và có xu hƣớng lãnh đạo doanh nghiệp hạn chế hành vi vi phạm đạo đức nhƣ gian lận, thì rủi ro các ngân hàng đối mặt với vi phạm hợp đồng ít hơn (ảnh hƣởng khả năng thu hồi nợ của ngân hàng).
Obey Dzomonda và các tác giả (2017), qua khảo sát 103 doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Các tác giả phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả, sự tƣơng quan và phân tích hồi quy Peason. Mục đích của bài viết nhằm đánh giá tác động của phong cách lãnh đạo đối với định hƣớng kinh doanh và sự đổi mới của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực đáng kể giữa phong cách lãnh đạo và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc rất lớn vào ngƣời lãnh đạo, đặc biệt là phong cách lãnh đạo linh hoạt của họ. Ngƣời quản lý phải làm sao để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy đƣợc sức mạnh của
cá nhân và tập thể trong hoạt động nhóm và hoạt động sản xuất kinh doanh. Với phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đƣợc các cơ hội kinh doanh, vƣợt qua các khó khăn, thách thức để phát triển bền vững.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, nó đƣợc quy định bởi đặc điểm nhân cách của nhà quản lý. Phong cách lãnh đạo của các nhà lãnh đạo phƣơng Đông có đặc điểm khác biệt nổi bật so với phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo phƣơng Tây là việc xây dựng và duy trì những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, hài hoà giữa những ngƣời dƣới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau.
Tƣơng tự là quan điểm của Anne Irungu & Robert Arasa (2017), trong bài nghiên cứu để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nairobi, Kenya. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chính đã đƣợc thu thập từ các nhà quản lý hàng đầu của 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nairobi, Kenya. Kết quả phân tích tƣơng quan cho thấy để nâng cao khả năng cạnh tranh vững chắc của doanh nghiệp cần bắt nguồn từ chiến lƣợc lãnh đạo hiệu quả và phát huy các nguồn lực sẵn có từ các mạng lƣới quan hệ xã hội của nhà lãnh đạo.
Nhìn chung thì các tác giả Cialdini & các cộng sự (2001), Paré & các cộng sự (2008), cùng với các tác giả McCallum & O'Connell (2009); Truss & Gill (2009); Wharton & Brunetto (2009), có đề cập đến vốn xã hội của lãnh đạo nhƣ là chất lƣợng của các mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo: tình hữu nghị, hỗ trợ lẫn nhau, quyền lực, sự công nhận của xã hội và sự cam kết với các chủ thể nhƣ bạn bè, nhà tƣ vấn, chính quyền, cơ quan truyền thông.
Tại sao các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ cá nhân lại đƣợc coi trọng nhƣ vậy? nhất là ở Việt Nam, điều này có thể tìm lời lý giải từ Lý thuyết thể chế: sử dụng quan hệ cá nhân để đối phó với sự bất định của môi trƣờng thể chế. Hoặc sử dụng Lý thuyết mạng lƣới quan hệ và lòng tin: mạng lƣới quan hệ giúp các bên có thông tin và niềm tin với nhau, niềm tin dựa trên cảm xúc có thể giúp các bên hợp tác trong những dự án có nhiều yếu tố bất định (Nguyễn Văn Thắng 2015). Đã có
những nghiên cứu áp dụng kinh tế học thể chế tại Việt Nam để nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội, điển hình nhƣ:
Nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc, Venkatesh và Nguyễn Văn Thắng (2006) về các giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tiếp cận đối với vốn ngân hàng. Áp dụng lý thuyết thể chế, các tác giả luận giải mức độ tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào “sự chấp nhận” của xã hội. Do đó, biện pháp giúp làm tăng sự chấp nhận của xã hội sẽ làm tăng tiếp cận vốn ngân hàng. Các biện pháp đƣợc đề xuất gồm thực hành quản lý tốt, chú trọng các quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ của bản thân lãnh đạo…
Nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc và Nguyễn Văn Thắng (2009) về việc sử dụng mạng lƣới quan hệ đối với việc tiếp cận vốn ngân hàng. Nghiên cứu này chú trọng vào các mối quan hệ của lãnh đạo ( quan hệ với bạn bè, dòng họ, đối tác kinh doanh và các hiệp hội).
Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Điền (2011) chỉ ra vai trò của mối quan hệ của lãnh đạo trong việc tiếp cận quỹ đất và các dự án, đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra mối quan hệ của lãnh đạo cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động phân phối sản phẩm, chính uy tín của ngƣời lãnh đạo tạo niềm tin nơi khách hàng qua đó thúc đẩy hoạt động bán hàng của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Có thể nói, đặc trƣng của vốn xã hội của lãnh đạo chính là chất lƣợng và cấu trúc mạng lƣới, nhƣng ở các nghiên cứu trƣớc, chúng ta chƣa thấy có sự tích hợp giữa hai yếu tố này để xây dựng thang đó vốn xã hội của lãnh đạo.
Từ lƣợc khảo các lý thuyết trƣớc liên quan vốn xã hội của lãnh đạo, có thể rút ra quan niệm vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng là nguồn lực của các chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức) tồn tại trong mạng lƣới quan hệ với lãnh đạo dựa trên sự tín cẩn, chia sẻ, hỗ trợ và kỳ vọng lẫn nhau.
Thành phần cơ bản của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng
Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng đƣợc đề cập đến nhƣ là mạng lƣới và chất lƣợng các mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng.
Nhóm tác giả Tushman & O‟Reilly III (1997), đã chỉ ra thành phần trong mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo gồm dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/ nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan nghiên cứu, các câu lạc bộ.
Cialdini & các cộng sự (2001), Acquaah (2007, 2011), Paré & các cộng sự (2008), McCallum & O'Connell (2009); Truss & Gill (2009); Wharton & Brunetto (2009), có đề cập đến vốn xã hội của lãnh đạo nhƣ là chất lƣợng của các mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo nhƣ: tình hữu nghị, hỗ trợ lẫn nhau, quyền lực, sự công nhận của xã hội và sự cam kết với các chủ thể nhƣ bạn bè, nhà tƣ vấn, chính quyền, cơ quan truyền thông.