Nghĩa của vốn xã hội đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Từ các nghiên cứu trƣớc đó cũng nhƣ nghiên cứu của J.M. Pastor & E.T. Ausina (2008) về mối quan hệ giữa vốn xã hội và ngân hàng, các tác giả đã chứng minh vốn xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Cụ thể nhƣ sau:

- Vốn xã hội giúp giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí giám sát

(Levine 1997, Vega – Redondo 2006). Chi phí thông tin và chi phí giao dịch thấp hơn ở các nƣớc có thị trƣờng tài chính phát triển. Những thông tin cần thiết có thể thu đƣợc thông qua vốn xã hội từ mạng lƣới bên ngoài và mạng lƣới nội bộ. Trong xã hội có nguồn vốn xã hội cao, niềm tin vào thị trƣờng và các tổ chức tài chính cũng nhƣ ngân hàng cao, sự bất đối xứng về thông tin giảm (Ferrary 2003 trích trong J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008), chi phí thông tin, chi phí giám sát và chi phí giao dịch giảm. Đây là những yếu tố cần thiết để hoạt động ngân hàng đạt kết quả cao. Nếu trong xã hội bị phân đoạn và cô lập, không có quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, chi phí cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về khách hàng sẽ cao, ngân hàng cũng không thể tận dụng mạng lƣới quan hệ của khách hàng hiện hữu để có đƣợc thông tin về khách hàng và nhóm cá nhân khác. Trƣờng hợp quan hệ giữa các cá nhân là mạnh, nguồn lực cho ngân hàng có

thể nâng cao về khách hàng tiềm năng mà khách hàng của họ có quan hệ, từ đó giúp ngân hàng giảm chi phí tìm kiếm thông tin…

- Vốn xã hội góp phần làm giảm chi phí tài chính, chi phí tín dụng

Các mối quan hệ không chỉ đƣợc thiết lập và bền vững bằng sự tin tƣởng mà còn dựa trên cƣờng độ của các mối quan hệ, sự lặp lại và tích lũy theo thời gian (J.M. Pastor & E.T. Ausina 2008; Lê Ngọc Hùng 2008; Hoàng Bá Thịnh 2009). Cũng theo Petersen & Rajan (1994, 1995), Elyasiani & Goldberg (2004), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ngân hàng và ngƣời đi vay, kết quả cho thấy vốn xã hội còn ảnh hƣởng đến cả chi phí tín dụng. Khi vốn xã hội cao, niềm tin vào ngân hàng tăng, khách hàng mạnh dạn đi vay, dẫn đến lƣợng cung tín dụng cao và làm giảm chi phí quản lý hoạt động cấp tín dụng.

- Vốn xã hội giúp giảm tổn thất cho vay

Vốn xã hội cao không những dẫn đến chi phí thông tin thấp mà còn thu nhận đƣợc thông tin chất lƣợng cao (nguồn thông tin có độ tin cậy cao), từ đó giúp ngân hàng đánh giá tốt hơn khả năng xảy ra rủi ro thanh toán. Nhƣ vậy tổn thất cho vay sẽ giảm xuống. Cũng theo Ferrary (2003) trích trong J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina (2008), để giảm bớt rủi ro không chắc chắn, cần bổ sung phƣơng pháp khách quan hoặc những thông tin thu đƣợc qua các mối quan hệ dựa trên sự tin tƣởng. Chất lƣợng đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào chất lƣợng nguồn vốn xã hội đang tồn tại trong môi trƣờng.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu phân tích sự tồn tại một liên kết thực nghiệm giữa vốn xã hội và nợ xấu, nợ nghi ngờ, các khoản vay ngân hàng. Theo Karlan (2004), mức độ vốn xã hội cao hơn dẫn đến khả năng trả nợ cao hơn và tiết kiệm cao hơn. Tƣơng tự nhƣ vậy, Ferri & Messori (2000), khi nghiên cứu vốn xã hội và các ngân hàng ở vùng Đông Bắc và trung tâm của Ý đã rút ra kết luận, mức độ cao hơn của vốn xã hội có tỷ lệ thấp hơn của các khoản nợ xấu và nợ nghi ngờ.

- Vốn xã hội làm tăng nguồn cung tín dụng

Sự tồn tại của mạng lƣới xã hội cho phép ngân hàng cấp tín dụng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn do khả năng tiếp cận đƣợc khách hàng tiềm năng từ khách

hàng hiện hữu. Petersen & Rajan (1994,1995); Ferri & Messori (2000); Elyasiani & Goldberg (2004), chứng minh rằng vốn xã hội càng cao thì nguồn cung cấp tín dụng sẽ càng cao (do huy động vốn dễ dàng hơn).

- Vốn xã hội khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Tất cả các ngân hàng bán lẻ tin rằng mối quan hệ dựa trên sự tin tƣởng là rất quan trọng, các yếu tố khác không đổi, cá nhân sinh sống trong môi trƣờng vốn xã hội thấp sẽ sử dụng sản phẩm của ngân hàng thấp hơn do bị ảnh hƣởng bởi niềm tin (Guiso et al 2004). Tác giả chỉ ra có một liên kết tích cực, trọng yếu giữa vốn xã hội với việc sử dụng séc, thẻ tín dụng, dịch vụ thẻ và có một liên kết tiêu cực, trọng yếu giữa vốn xã hội với việc sử dụng tiền mặt.

Tất cả những luận điểm của các tác giả cho thấy hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn trong nền kinh tế có vốn xã hội cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)