Kết quả mô hình SEM đã chuẩn hóa (hình 4.6) cho thấy vốn xã hội của ngân hàng tác động trực tiếp đến hoạt động nguồn vốn của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết H1 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,608 đƣợc chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đƣợc giải thích nhƣ sau:
Thứ nhất, thông qua mạng lƣới mối quan hệ cá nhân của ngƣời lãnh đạo giúp ngân hàng có những thuận lợi hơn trong các hoạt động của mình. Cụ thể thông qua các mối quan hệ với bạn bè, (có thể họ đã là khách hàng) và chính họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, tạo nguồn khách hàng tiềm năng cho ngân hàng trong tƣơng lai, từ đó góp phần nâng cao khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, mối quan hệ của lãnh đạo với các đối tác kinh doanh cũng rất quan trọng.
Trong mối quan hệ này, năng lực và uy tín của ngƣời lãnh đạo sẽ giúp duy trì sự hợp tác giữa hai bên và chính các đối tác kinh doanh này sẽ là cầu nối cho ngân hàng tiếp cận các đối tác và khách hàng mới. Nhƣ vậy cơ hội huy động đƣợc nguồn vốn khai thác từ mạng lƣới quan hệ này là có cơ sở. Thêm vào đó, lãnh đạo thiết lập mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp sẽ kích thích tinh thần làm việc và phát huy đƣợc năng lực của nhân viên, từ đó giúp hiệu quả và chất lƣợng công việc tăng cao, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
Mặt khác, thông qua mối quan hệ của lãnh đạo với quan chức Nhà nƣớc các cấp, cũng tạo thuận lợi cho ngân hàng khi họ giới thiệu khách hàng, tạo cơ hội gặp gỡ các đối tác, khách hàng tiềm năng, từ đó giúp hoạt động huy động vốn khả quan hơn khi có các cơ hội tiếp cận khách hàng.
Thứ hai, đối với các mạng lƣới quan hệ bên ngoài của ngân hàng, nhƣ mối quan hệ của chính ngân hàng với khách hàng, các đối tác kinh doanh có ảnh hƣởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng, khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Thật vậy, do chính uy tín của ngân hàng sẽ thu hút các đối tác kinh doanh, các nhà đầu tƣ, các khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai từ đó ảnh hƣởng đến kết quả các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động nguồn vốn.
Thêm vào đó, đối với chính quyền các cấp, họ cũng là ngƣời giới thiệu các dự án, cung cấp thông tin về khách hàng cho ngân hàng giúp ngân hàng có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận khách hàng tiềm năng, giúp khả năng huy động đƣợc vốn sẽ tăng lên.
Mối quan hệ với cơ quan truyền thông, chủ yếu là đƣa các thông tin về ngân hàng. Do đó, nếu thông tin có ảnh hƣởng xấu đến ngân hàng thì sẽ ảnh hƣởng đến cơ hội huy động vốn từ khách hàng. Đặc biệt trong ngành ngân hàng, rất nhạy cảm, có thể dẫn đến tâm lý bày đàn. (nhƣ sự việc của ngân hàng Á Châu đã cách đây nhiều năm, khách hàng rút tiền ồ ạt vì có những thông tin ảnh hƣởng đến khoản tiền gửi của họ). Do đó, nếu có mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, ngân hàng sẽ tiếp cận đƣợc thông tin nhanh nhất và có cơ hội để giải thích vấn đề rõ hơn, sát
với tình hình thực tế của ngân hàng, trƣớc khi các thông tin đƣa lên báo chí, thì rủi ro ảnh hƣởng từ những tin đồn chƣa đƣợc xác nhận sẽ giảm thiểu, hạn chế mức thấp nhất ảnh hƣởng đến các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động nguồn vốn.
Hơn nữa, đối với ngân hàng, khi tham gia vào các hiệp hội, ngân hàng có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình. Bên cạnh đó, thành viên của hiệp hội thƣờng là các doanh nghiệp, và đây chính là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Thứ ba, mạng lƣới quan hệ bên trong ngân hàng, cụ thể là sự hợp tác giữa các cá nhân và các phòng ban chức năng sẽ hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác huy động vốn. Thật vậy, trong một tổ chức với môi trƣờng làm việc thân thiện, đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, thì cả một tập thể sẽ cùng phát triển, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên đƣợc tăng lên, từ đó giúp giải quyết công việc đƣợc tốt hơn. Đặc biệt trong ngành ngân hàng, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp của ngƣời nhân viên trong giải quyết công việc, do đó với sự hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân và giữa các phòng ban sẽ góp phần đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, sự hợp tác tốt giữa các phòng ban chức năng còn giúp cho hệ thống ngân hàng đƣợc vận hành tốt, mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng cũng nhƣ tăng sự hài lòng của khách hàng từ đó củng cố lòng trung thành của khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng (bao gồm những khách hàng do khách hàng cũ giới thiệu). Nhƣ vậy khả năng huy động vốn từ khách hàng sẽ tăng lên, giúp hoạt động nguồn vốn đạt kết quả tốt hơn.(Chẳng hạn, khách hàng đến gửi tiết kiệm, nếu quy trình giải quyết công việc liên quan đến nghiệp vụ này đƣợc nhân viên xử lý nhanh, việc trình ký giữa nhân viên cấp dƣới và cấp trên nhanh chóng, không làm mất thời gian của khách, thì sẽ làm khách hàng hài lòng và nếu có nhu cầu giao dịch những lần sau, thì chính ngân hàng sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách hàng).
Ngoài ra, mỗi ngân hàng có cơ chế hợp tác và cơ chế quản lý, giám sát riêng để thúc đẩy các hoạt động phát triển, (cơ chế của sự hợp tác ở đây là ngoài nội quy của ngân hàng, còn có quy chế phân công công việc, quy trình rõ ràng, kết hợp với sự lãnh đạo tốt của ngƣời quản lý) chính những cơ chế khác biệt đó góp phần tạo
nên uy tín và thƣơng hiệu riêng của ngân hàng. Nhƣ Sacombank đã tạo đƣợc thƣơng hiệu riêng của mình thông qua văn hóa doanh nghiệp. Những nhân viên mới luôn nhận đƣợc sự hỗ trợ và chia sẻ của những nhân viên lâu năm, có kinh nghiệm, ngay cả kỹ năng chăm sóc khách hàng cũng đƣợc chia sẻ lẫn nhau để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đó cũng là chính sách để giữ đƣợc khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng tiềm năng.