Vốn xã hội của ngân hàng tác động đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 126 - 128)

Từ kết quả mô hình SEM đã chuẩn hóa (hình 4.6) cho thấy vốn xã hội tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM thể hiện qua việc chấp nhận giả thuyết H2 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,587 đƣợc chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đƣợc giải thích nhƣ sau:

Thứ nhất, thông qua mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác kinh doanh, quan chức Nhà nƣớc các cấp, họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, nhƣ vậy góp phần làm giảm chi phí thông tin, chi phí tìm kiếm giao dịch, giúp tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn (cho vay) (Levine 1997; Vega- Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003, trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008; Houston et al, 2010).

Mặt khác, khi quan hệ giữa lãnh đạo và các đồng nghiệp tốt, ngƣời lãnh đạo có năng lực quản lý tốt, sẽ phát huy đƣợc tinh thần cũng nhƣ năng lực của nhân viên, từ đó nâng chất lƣợng sản phẩm dịch vụ. Khi chất lƣợng công việc tăng, sẽ tăng sự hài lòng của khách hàng, nhƣ vậy sẽ tăng khả năng về nguồn khách hàng trung thành và họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng, hỗ trợ hoạt động sử dụng vốn (cho vay) đƣợc tốt hơn.

Thứ hai, thông qua mạng lƣới quan hệ với các chủ thể bên ngoài, giúp ngân hàng tiếp cận đƣợc thông tin phục vụ kịp thời cho hoạt động sử dụng vốn và nắm bắt cơ hội để giúp hoạt động sử dụng vốn đƣợc thuận lợi. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Glosiene 2006; Tansley & Newell 2007). Bên cạnh đó, nghiên cứu của (Altman & Taylor 1973; Feld 1981 (trích trong Hongseok& ctg, 2004)) và Scupola & cộng sự (2009), cũng chỉ ra vai trò của mạng lƣới các mối

quan hệ giúp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin (Yina Li & ctg 2014), tiếp cận các đối tác kinh doanh và chuyển giao kiến thức (Najarian & Cabrera 2013; James S.Boles 2011; Khadigeh Mozafari, Ibrahim Dadfar 2016). Từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Nhƣ vậy, có thể nói trong môi trƣờng hoạt động của ngân hàng, sự liên kết giữa các mạng lƣới xã hội đã góp phần chuyển tải thông tin và tri thức giữa các chủ thể trong mạng lƣới và giúp NHTM tiếp nhận đƣợc nguồn thông tin phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đối tác kinh doanh, chính quyền các cấp, họ sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, nhƣ vậy góp phần làm giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch, giúp tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn (cho vay) (Levine 1997; Vega-Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003, trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008; Houston et al 2010).

Mối quan hệ với cơ quan truyền thông cũng rất quan trọng. Điều này có nghĩa, khi quan hệ giữa ngân hàng với cơ quan truyền thông tốt, ngân hàng có thể tận dụng lợi thế này để phục vụ cho họat động sử dụng vốn. Do cơ quan truyền thông chính là ngƣời phản ánh các thông tin về tình hình xã hội, có những thông tin có giá trị định hƣớng cho ngân hàng trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình. Những thông tin mà cơ quan truyền thông cung cấp sớm cho ngân hàng, sẽ rất hữu ích, tạo cơ hội cho ngân hàng đi tắt đón đầu một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tạo lợi thế cho ngân hàng trong việc cạnh tranh và thuận lợi cho các hoạt động của ngân hàng, bao gồm cả hoạt động sử dụng vốn. Bên cạnh đó, mối quan hệ với các hiệp hội cũng góp phần tạo cơ hội để ngân hàng quảng bá sản phẩm của mình, tiếp cận các doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Thứ ba, đối với mạng lƣới quan hệ bên trong, cụ thể là sự hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân và các phòng ban giúp ngân hàng vận hành đƣợc trôi chảy, tốt hơn ở các khâu. Bên cạnh đó, với cơ chế quản lý và giám sát hợp lý của ngân hàng sẽ góp phần nâng cao kết quả các hoạt động (bao gồm hoạt động sử dụng vốn). Với sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tƣ vấn cùng với sự hỗ trợ giải quyết công việc

nhanh chóng giữa các phòng ban, góp phần làm cho quy trình giải quyết công việc đƣợc suôn sẻ, thuận lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, từ đó góp phần nâng cao kết quả hoạt động sử dụng vốn. Chẳng hạn, khi khách hàng đến ngân hàng và có nhu cầu vay vốn, đƣợc sự tƣ vấn trực tiếp của nhân viên, khách hàng sẽ có sự lựa chọn về sản phẩm cho vay của ngân hàng phù hợp với năng lực trả nợ của khách và khoản vay đó cũng hợp lý, mang lại hiệu quả cho khách hàng trong tƣơng lai. Cùng với quy trình giải quyết nhanh chóng, sẽ giảm sự phàn nàn của khách hàng và tăng sự hài lòng, thúc đẩy hoạt động sử dụng vốn (cho vay) phát triển.

Ngoài tác động trực tiếp, vốn xã hội của ngân hàng còn tác động gián tiếp đến hoạt động sử dụng vốn thông qua hoạt động nguồn vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,315 (vốn xã hội của ngân hàng tác động trực tiếp tới hoạt động nguồn vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,608; hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp tới hoạt động sử dụng vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,518, vậy vốn xã hội của ngân hàng tác động gián tiếp đến hoạt động sử dụng vốn là 0,608 x 0,518 = 0,315).

Vậy tổng mức tác động của vốn xã hội của ngân hàng đến hoạt động sử dụng vốn với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,902 (=0,587+0,315).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)