4.6.5.1 Hiệu ứng tích cực của vốn xã hội đối với ngành ngân hàng
Từ kết quả nghiên cứu ở trên đã khẳng định tác động tích cực của vốn xã hội đối với hoạt động của các NHTM. Qua đó tạo ra các hiệu ứng tích cực cho ngành ngân hàng Việt Nam, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thông qua việc chấp nhận giả thuyết H1, cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có tác động trực tiếp đến hoạt động nguồn vốn của NHTM (hoạt động nguồn vốn có biến quan sát HD42 và HD43 đề cập đến khả năng huy động vốn bằng nhận tiền gửi của các nhân và các tổ chức kinh tế). Nói cách khác, vốn xã hội có đóng góp tích cực, hỗ trợ hoạt động huy động vốn cho các NHTM (tạo vốn cho NHTM). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zang & Fung (2006), các tác giả này đã chứng minh thông qua các mạng lƣới quan hệ xã hội hỗ trợ tạo vốn cho các hoạt động kinh tế của tổ chức.
Thứ hai, đối với các hoạt động của ngân hàng, vốn xã hội có đóng góp tích cực thông qua việc thúc đẩy sự hợp tác và cắt giảm chi phí giao dịch. Điều này đã đƣợc giải thích trong phân tích ở trên, khi có sự phối hợp tốt giữa các cá nhân, các phòng ban sẽ giúp các hoạt động của ngân hàng đƣợc trôi chảy thuận lợi ở các khâu, mang lại hiệu quả công việc cao nhất. Chi phí giao dịch là vấn đề đáng quan tâm của các NHTM, thông qua các mạng lƣới quan hệ xã hội giúp tiết kiệm chi phí này, sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả dịch vụ cho các NHTM. Qua nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả Fernandez (2011) và Ross (2011) trích trong M. Pastor & E. T. Ausina (2008) thì chứng minh rằng nhờ các mạng lƣới quan hệ xã hội (vốn xã hội) góp phần cắt giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. Theo Levine (1997); Vega – Redondo (2006), trong xã hội có nguồn vốn xã hội cao, niềm tin vào thị trƣờng và các tổ chức tài chính cũng nhƣ ngân hàng cao, sự bất đối xứng về thông tin giảm (tƣơng tự là quan điểm của Ferrary 2003 trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008), chi phí thông tin, chi phí giám sát và chi phí giao dịch giảm. Cũng theo Boutilier (2009), vốn xã hội giúp giảm chi phí sản xuất của tổ chức. Tƣơng tự là kết quả nghiên cứu của tác giả Martha & Howard (2011), cũng đã chỉ ra thông qua vốn xã hội giúp cho các hoạt động kinh tế đƣợc diễn ra thuận lợi, trôi chảy và nâng cao hiệu quả hợp tác. Nhờ các mạng lƣới xã hội giúp cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lƣới (Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 2014).
Ngoài ra, theo Banfield (1958), trích trong Xie Wenjing (2013), vốn xã hội có ảnh hƣởng đến cả hành vi của ngƣời đi vay và ngƣời cho vay. Nếu niềm tin là một thái độ đạo đức và nền kinh tế có vốn xã hội cao, ngƣời lãnh đạo của tổ chức sẽ lãnh đạo nhân viên của mình hạn chế hành vi vi phạm đạo đức và hành xử đúng chuẩn mực, dẫn đến giảm rủi ro vi phạm hợp đồng trong giao dịch với ngân hàng ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng (nhƣ tăng thiện chí trả nợ, giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng). Đối với ngân hàng, vốn xã hội có thể giúp giảm chi phí của các hợp đồng tài chính, cải thiện hiệu quả của hợp tác và làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, giúp các ngân hàng đi qua những rắc rối và tránh phá sản. Hơn nữa, trong ngành ngân hàng, chi phí lao động và chi phí thời gian rất cao. Thông qua các mạng lƣới xã hội, góp phần cắt giảm bớt các khoản chi phí này, từ đó giảm lãi suất cho vay, giảm chi phí dịch vụ, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các đối thủ trên thƣơng trƣờng.
Thứ ba, thông qua việc chấp nhận giả thuyết H2 và H3, cho thấy vốn xã hội có tác động trực tiếp vào hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Điều này có thể đƣợc giải thích thông qua các mạng lƣới quan hệ xã hội với các chủ thể bên ngoài ngân hàng, giúp ngân hàng tiếp nhận đƣợc nguồn thông tin và chuyển giao tri thức (bên trong và bên ngoài ngân hàng) giúp cho các hoạt động của ngân hàng đƣợc thuận lợi và cập nhật kịp thời các tri thức để phục vụ cho các hoạt động ngân hàng (Tansley & Newell 2007; Karahanna & Preston 2013; Khadigeh Mozafari & Ibrahim Dadfar 2016). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thực nghiệm của Scupola & cộng sự (2009), các tác giả này đã chỉ ra thông qua vốn xã hội giúp tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng, tiếp cận các đối tác, nguồn thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tƣơng tự là quan điểm của Adler & Kwon (2002); Leana & Pil (2006), các tác giả cho rằng vốn xã hội tạo điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin rộng hơn và chất lƣợng hơn. Các kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Altman & Taylor (1973); Feld (1981) trích trong Hongseok & các tác giả (2004). Tác giả Najaran (2006); James S.Boles (2011), cũng đã chỉ ra vốn xã hội giúp doanh nghiệp tiếp nhận đƣợc thông tin, chuyển giao kiến thức phục vụ cho
các hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo Houston et al (2010), vốn xã hội có thể giúp tăng số lƣợng và chất lƣợng thông tin, qua đó giúp ngân hàng phân tích hiệu suất của công ty (khách hàng vay vốn) và giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin.
Quan trọng hơn nữa, sự tin tƣởng tích lũy theo thời gian và có đi có lại giữa hai bên có khả năng tác động các công ty chuyển sang giao dịch hẳn với ngân hàng cho các giao dịch và nhu cầu tài chính trong tƣơng lai (niềm tin tác động hành vi đối ứng) (Chuang & Lin 2008). Quan hệ khách hàng lâu dài làm giảm chi phí kiểm tra tín dụng của ngân hàng và thu thập thông tin về các khách hàng này, do đó làm giảm chi phí giao dịch (Chuang & Lin 2008; Witt 2004). Cũng theo Witt (2004), các ngân hàng không chỉ cung cấp mức giá thấp hơn nếu họ đã quen thuộc với khách hàng của họ trong một thời gian dài, họ cũng có khuynh hƣớng làm nhƣ vậy nếu khách hàng đó mua nhiều hơn một đề nghị sản phẩm (dịch vụ) từ ngân hàng. Điều này, khuyến khích khách hàng giao dịch và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn và lâu dài hơn, đem lại lợi nhuận và hiệu quả cho ngân hàng.
4.6.5.2 Hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội đối với ngành ngân hàng
Vốn xã hội thực chất là các mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân hay tổ chức đƣợc vận dụng vào quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp và ngay cả bản thân ngân hàng cũng vậy. Việc sử dụng các mối quan hệ xã hội đó có thể mang lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức một cách trong sáng, bền vững, cũng có thể nó bị lợi dụng để làm lợi một cách tiêu cực, ảnh hƣởng đến lợi ích cá nhân khác, ảnh hƣởng đến lợi ích của chính tập thể của cá nhân đó, hoặc lợi ích của tập thể khác, ảnh hƣởng đến lợi ích của toàn xã hội. Dần dần nó ăn sâu vào trong các quan hệ xã hội hiện có, tạo ra những phe nhóm thâu tóm quyền lực chính trị - xã hội, phá vỡ các mối quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, nhân bản. Thậm chí nó tạo ra những phƣơng pháp quản trị phi khoa học, phƣơng pháp quản trị chỉ dựa trên quan hệ xã hội là chủ đạo, sử dụng quan hệ xã hội để vƣợt qua các ràng buộc pháp luật (ví dụ nhƣ trốn thuế, gian lận thuế).
Thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy còn tồn tại các hiệu ứng tiêu cực và đã gây ra những hậu quả to lớn cho nền kinh tế. Biểu hiện cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng với quan chức Nhà nƣớc các cấp, đƣợc cho là bên cạnh những đóng góp tích cực vào kết quả các hoạt động của ngân hàng thì còn gây hiệu ứng tiêu cực cho ngành ngân hàng vì thể hiện sự bất bình đẳng trong ứng xử của quan chức Nhà nƣớc các cấp đối với các NHTM (Alexi Danchev 2006; Bonin và ctg 2005; Gursoy & Aydogan 2002; Najid & Rahman 2011). Điều này cũng phù hợp tại Việt Nam, khi một thông tƣ hay điều luật đƣợc ban hành thì đều áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng, tuy nhiên nhờ có các mối quan hệ nên có thể có những NHTM đã tiếp cận thông tin sớm và họ đã có sự chuẩn bị trƣớc, do đó khả năng đối phó với những thách thức hay đón nhận các cơ hội cũng cao hơn.
Trong thời gian qua chúng ta thấy có quá nhiều tiêu cực trong ngành ngân hàng, thể hiện qua các vụ án của ngành ngân hàng, mà chính ngƣời lãnh đạo ngân hàng lại vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ để tham nhũng, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho ngân hàng và cho nền kinh tế. Có thể nói, hầu hết các tiêu cực của ngành ngân hàng trong thời gian qua đều gắn liền với các quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ của lãnh đạo ngân hàng. Có thể kể đến các vụ đại án nhƣ Phạm Công Danh và Trầm Bê đã vi phạm quy định Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng liên quan ba ngân hàng: ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank), ngân hàng TMCP Tiên Phong (Tpbank), ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) thiệt hại lên tới 18.000 tỷ đồng; ngoài ra có thể kể đến vụ án của Huỳnh Thị Huyền Nhƣ năm 2014; Bầu Kiên năm 2014 gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
Thứ hai, các mạng lƣới quan hệ bên ngoài ngân hàng, cụ thể là mối quan hệ của ngân hàng với chính quyền các cấp, đƣợc cho là bên cạnh những đóng góp tích cực vào kết quả các hoạt động của ngân hàng thì còn gây hiệu ứng tiêu cực cho ngành ngân hàng vì thể hiện sự bất bình đẳng trong ứng xử của chính quyền các cấp
đối với các NHTM (Alexi Danchev 2006; Bonin và ctg 2005; Gursoy & Aydogan 2002; Najid & Rahman 2011). Điều này đƣợc giải thích do mối quan hệ với chính quyền các cấp ngoài việc hỗ trợ an ninh, thủ tục pháp lý với các chi nhánh ngân hàng đặt trụ sở trên địa bàn họ quản lý, thì còn có ý nghĩa đến hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng (chính quyền sẽ giới thiệu khách hàng, dự án cho ngân hàng hoặc bản thân họ cũng là khách hàng của ngân hàng). Mạng lƣới quan hệ này sẽ gây hiệu ứng tiêu cực với thị trƣờng ngành ngân hàng, do còn thiếu tính “bình đẳng” giữa các NHTM, nhất là giữa NHTM Nhà nƣớc và NHTM cổ phần (Alexi Danchev 2006). Thật vậy, tại Việt Nam, NHTM Nhà nƣớc thuộc sở hữu Nhà nƣớc, trách nhiệm phối hợp với chính quyền các cấp sẽ rõ ràng và gắn bó hơn so với NHTM cổ phần và ngân hàng nƣớc ngoài. Thực tế việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền hay vay vốn, cũng bị ảnh hƣởng bởi mối quan hệ này. Khi các quận/huyện có dự án phải bồi thƣờng để lấy mặt bằng, thì kho bạc sẽ phối hợp ban quản lý dự án quản lý số tiền đền bù phải trả cho ngƣời dân. Trong thời gian khoản tiền này chƣa chi trả cho ngƣời dân, ban quản lý dự án sẽ lựa chọn một chi nhánh ngân hàng để gửi tiền. Rõ ràng việc lựa chọn ngân hàng nào, còn phụ thuộc vào mối quan hệ với chính quyền các cấp. Việc này sẽ dẫn tới phong trào thiết lập mối quan hệ với quan chức, chính quyền các cấp để tiếp cận thông tin, dự án, hơn là tập trung cải tiến công nghệ ngân hàng.
Thứ ba, các mạng lƣới quan hệ bên trong ngân hàng, ngoài hiệu ứng tích cực là thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân, các phòng ban bên trong ngân hàng và góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, còn có tác động tiêu cực khi hạn chế phát triển ý tƣởng mới, dẫn đến chủ nghĩa quán tính (Gargiulo & Bernassi 1999; Hoàng Bá Thịnh 2009; Nguyễn Đức Chiện 2013). Điều này cũng ảnh hƣởng đến kết quả các hoạt động của ngân hàng. Thực tế, trong quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng, khi công việc giao cho một nhóm thẩm định, đã làm việc lâu năm với nhau, đôi khi nhận định chủ quan ở một khâu dẫn đến khâu khác cũng phụ thuộc kết quả thẩm định ở khâu trƣớc, đƣa đến việc quyết định cho vay hoặc không cho vay chƣa chính xác, chứa đựng nhiều rủi ro. Thêm vào đó, cũng tồn tại tác động
tiêu cực của vốn xã hội đối với hành vi của ngƣời cho vay. Khi ban lãnh đạo ngân hàng đƣa ra quyết định về việc cho vay, họ có thể tự tin hơn đối tác của họ và quyết định bất cẩn do kết quả của vốn xã hội. Trong khu vực vốn xã hội cao, sự tin tƣởng lẫn nhau cũng cao hơn. Sự công nhận này có thể ảnh hƣởng đến sự phán xét của ngân hàng và để ngƣời quản lý ngân hàng phân loại tài sản hiệu suất kém thành bình thƣờng hoặc tài sản tốt. Điều này cũng dẫn đến quyết định duyệt cho vay là không chính xác ( Xie Wenjing 2013).
Cũng theo Hoàng Bá Thịnh (2009), khi các liên kết bên trong một mạng lƣới các quan hệ không đƣợc bổ sung hay hạn chế sự liên kết với các mạng lƣới xã hội khác, thì sẽ dẫn đến tính thiển cẩn và bảo thủ, có thể dẫn đến là vật cản cho sự phát triển. Hay nói cách khác, trong ngân hàng khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài thì bản thân ngân hàng phải liên tục cải thiện, cập nhật để nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời các nhân viên cũng phải nâng cao trình độ để theo kịp xu hƣớng phát triển và tạo ra giá trị khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh.
Ngoài ra, trong thời gian qua chúng ta thấy có hàng loạt các vụ án nghiêm trọng của ngành ngân hàng, gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế và xã hội. Có những vụ án do sự cấu kết giữa một số bộ phận, một số cá nhân trong ngân hàng vi phạm pháp luật, cùng cấu kết để tham nhũng, hoặc có những khoản vay không đảm bảo thu hồi đƣợc nợ nhƣng vẫn phối hợp giữa các khâu trong giải quyết việc cho vay, dẫn đến hậu quả gây khó khăn cho ngân hàng trong thu hồi nợ, làm nợ xấu ngân hàng tăng cao, gây ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Có thể nói, hầu hết các tiêu cực của ngành ngân hàng trong thời gian qua đều gắn liền với các mối quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ bên trong ngân hàng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Chƣơng 4 của luận án đã trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu:
- Kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach‟s alpha cho các thang đo thành phần bậc ba của vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng cho thấy các biến quan sát đều đảm bảo tính nhất quán để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu với hệ số tin cậy lớn hơn 0,6 và hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,35.
- Bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho thấy không có biến nào bị loại với tất cả các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5, phƣơng sai trích lớn hơn 50%, hệ số KMO lớn hơn 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05.
- Bằng công cụ phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, khẳng định tính đơn nguyên và giá trị hội tụ của các biến quan sát. Hệ số tƣơng quan của các thành phần thuộc các khái niệm nghiên cứu đều nhỏ hơn 1 đơn vị với mức ý nghĩa 1%, vì vậy các thành phần này đạt đƣợc giá trị phân biệt trong cùng một khái niệm. Đồng thời tất cả các nhân tố thành phần của các khái niệm đều đạt yêu