Kế thừa các nghiên cứu trƣớc cũng nhƣ theo Luật tổ chức tín dụng 2010, trong chƣơng 2 của luận án đã tổng kết các hoạt động của NHTM bao gồm (1) hoạt động nguồn vốn với mục tiêu chính là: huy động vốn (từ nhận tiền gửi); (2) hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; (3) hoạt động cung ứng dịch vụ: cung ứng các dịch vụ.
Để kiểm chứng lại sự hợp lý của kết quả tích hợp này, nghiên cứu định tính với phƣơng pháp thảo luận tay đôi bởi câu hỏi mở: “Ông/bà vui lòng cho biết các
H ợ p tác c á nh ân Vốn xã hội bên trong ngân hàng H ợ p tác phòn g ban è
hoạt động trong quá trình kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay?”. Câu hỏi này đƣợc thảo luận đối với 10 chuyên gia là lãnh đạo ngân hàng, nhƣng khi thảo luận đến ngƣời thứ 8 không phát hiện thêm nội dung mới. Ý kiến chuyên gia đƣợc tổng kết cũng tƣơng tự với phƣơng pháp tích hợp các luận điểm trên, bao gồm các nhóm hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ.
Đối với nhóm hoạt động nguồn vốn: chủ yếu là hoạt động huy động vốn.
Thật vậy, nguồn vốn của NHTM gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn khác, nhƣng nguồn vốn từ huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại vốn của ngân hàng và đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn là hoạt động thƣờng xuyên và bất kỳ NHTM nào cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng hoạt động huy động vốn. Các chuyên gia cũng đồng ý với quan điểm này khi thảo luận tay đôi, với câu hỏi: “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động nguồn vốn gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” Khi phỏng vấn đến ngƣời thứ 5 thì không còn phát hiện vấn đề mới. Ngân hàng có thể huy động vốn từ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay từ các tổ chức tín dụng khác, vay các ngân hàng và tổ chức tài chính nƣớc ngoài, vay NHNN.. nhƣng hiện nay phần lớn ngân hàng huy động từ nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia thì nguồn huy động này chiếm hơn 80% tổng vốn huy động.
Bên cạnh đó, vốn huy động (từ nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân) gắn với các mối quan hệ xã hội hay nói cách khác là vốn xã hội, liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhiều hơn so với loại vốn còn lại. Nhƣ vậy, kết quả hoạt động nguồn vốn trong quá trình kinh doanh của NHTM là huy động vốn từ tiền gửi đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Đối với nhóm hoạt động sử dụng vốn: chủ yếu là hoạt động cho vay. Khi
thảo luận cùng các chuyên gia với câu hỏi : “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động sử dụng vốn gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” Khi phỏng vấn đến ngƣời thứ 5 thì không còn phát hiện vấn đề mới. Theo các chuyên gia, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng qua các hình thức: ngân hàng tài trợ lại cho nền kinh tế dƣới dạng các thành phần kinh tế vay; ngân hàng đầu tƣ trực tiếp, góp vốn kinh doanh, cho thuê tài sản, đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán.... Hoạt
động sử dụng vốn gồm: mua sắm TSCĐ, dự trữ, cấp tín dụng, đầu tƣ. Các chuyên gia cũng đồng ý rằng cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Đối với hoạt động mua sắm TSCĐ và đầu tƣ phải sử dụng vốn chủ sở hữu, không đƣợc sử dụng vốn vay, do đó đối tƣợng mang tính chất xã hội ở các hoạt động này không liên quan nhiều đến hƣớng nghiên cứu của đề tài. Cấp tín dụng gồm: cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán... Ở Việt Nam hoạt động truyền thống và chủ yếu của các ngân hàng vẫn là cho vay (chiếm khoảng 70 – 80% hoạt động của ngân hàng). Chính vì vậy, đa số các ngân hàng thƣờng có xu hƣớng tập trung vào hoạt động cho vay, kênh chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng (Nguyễn Thị Mỹ Linh & Nguyễn Thị Ngọc Hƣơng 2015). Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cho vay cũng là hoạt động liên quan đến các mối quan hệ xã hội nhiều hơn so các hoạt động còn lại. Đối với hoạt động cho thuê tài chính phải thông qua các công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng. Còn chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh và bao thanh toán thì chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tín dụng. Do đó, kết quả của hoạt động sử dụng vốn là cho vay đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Đối với nhóm hoạt động cung ứng dịch vụ: các chuyên gia khi đƣợc đặt câu hỏi: “Xin ông/bà cho biết, trong hoạt động cung ứng dịch vụ gồm có những hoạt động nào, và hoạt động nào là chủ yếu nhất?” họ đều cho rằng hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng gồm: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu chi hộ, cho thuê két sắt, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ….Nền kinh tế ngày càng phát triển, các dịch vụ ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu của xã hội, lợi nhuận từ dịch vụ mang lại cho ngân hàng khá cao mà rủi ro lại ít. Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán qua tài khoản đem lại lợi nhuận khá cao cho các NHTM, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp của dịch vụ này vào lợi nhuận của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, do đó để phù hợp với hƣớng nghiên cứu của đề tài thì kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ là cung ứng dịch vụ đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Từ tổng kết các nhóm hoạt động của ngân hàng qua thảo luận tay đôi với các chuyên gia, thang đo của các nhóm hoạt động này chính là kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng về kết quả hoạt động của các nhóm, đƣợc thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8: Thang đo các hoạt động của NHTM Nhóm
hoạt động
Mục tiêu Ký hiệu
Nội dung thang đo Nguồn
Nguồn vốn Huy động vốn từ tiền gửi cá nhân
HĐ42 Huy động vốn từ nhận tiền gửi cá nhân đạt kết quả nhƣ mong đợi Nghiên cứu định tính Huy động vốn từ tiền gửi các TCKT
HĐ43 Huy động vốn từ nhận tiền gửi các TCKT đạt kết quả nhƣ mong đợi Nghiên cứu định tính Sử dụng vốn Cho vay cá nhân
CV44 Hoạt động cho vay cá nhân đạt kết quả nhƣ mong đợi
Nghiên cứu định tính Cho vay các tổ chức kinh tế
CV45 Hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế đạt kết quả nhƣ mong đợi Nghiên cứu định tính Cung ứng dịch vụ Cung ứng các dịch vụ cho KHCN
CU46 Hoạt động cung ứng dịch vụ KHCN đạt kết quả nhƣ mong đợi Nghiên cứu định tính Cung ứng các dịch vụ cho các TCKT
CU47 Hoạt động cung ứng dịch vụ cho các TCKT đạt kết quả nhƣ mong đợi
Nghiên cứu định tính
Nguồn: tổng kết từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ nhất.