Kết quả ƣớc lƣợng và kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 142 - 144)

Kết quả ƣớc lƣợng SEM cho thấy mô hình lý thuyết đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu thị trƣờng và các giả thuyết nghiên cứu đều đƣợc chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tác động của vốn xã hội của ngân hàng tới các hoạt động của NHTM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có đóng góp trực tiếp vào các hoạt động của NHTM bao gồm hoạt động nguồn vốn: cụ thể là hoạt động

nhận tiền gửi; hoạt động sử dụng vốn, cụ thể là hoạt động cho vay; hoạt động cung ứng dịch vụ. Điều này đƣợc giải thích thông qua mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo với bạn bè, đối tác kinh doanh ngoài việc giúp ngân hàng duy trì mạng lƣới khách hàng hiện hữu còn tiếp cận đƣợc những khách hàng tiềm năng mới, góp phần tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, lãnh đạo thiết lập mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp sẽ kích thích tinh thần làm việc và phát huy đƣợc năng lực của nhân viên, từ đó giúp hiệu quả và chất lƣợng công việc tăng cao, tạo niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, góp phần đẩy mạnh hoạt động cho vay và cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra, uy tín của chính bản thân ngƣời lãnh đạo ngân hàng cũng góp phần tạo đƣợc lòng tin và sự trung thành của khách hàng, các đối tác kinh doanh, từ đó giúp cho kết quả các hoạt động của ngân hàng đƣợc phát triển hơn.

Thêm vào đó, thông qua mạng lƣới quan hệ của ngân hàng với khách hàng, đối tác kinh doanh ngoài việc giúp ngân hàng duy trì mạng lƣới khách hàng hiện hữu còn tiếp cận đƣợc những khách hàng tiềm năng mới, góp phần tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng. Mối quan hệ với các hiệp hội cũng góp phần tạo cơ hội để ngân hàng quảng bá sản phẩm của mình, tiếp cận các doanh nghiệp là khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Bên cạnh đó, mối quan hệ của ngân hàng với chính quyền các cấp, với cơ quan truyền thông có thể giúp ngân hàng tiếp cận sớm nguồn thông tin và có sự chuẩn bị trƣớc từ đó nắm bắt các cơ hội kinh doanh và xác lập vị trí của mình trên thƣơng trƣờng.

Hơn nữa, mối quan hệ giữa các cá nhân và giữa các phòng ban trong ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết quả hoạt động của ngân hàng tốt hơn. Cụ thể với một môi trƣờng làm việc mà các đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên đƣợc tăng lên, chất lƣợng tƣ vấn, phục vụ khách hàng sẽ tốt hơn. Thêm vào đó, mỗi ngân hàng có cơ chế hợp tác và cơ chế quản lý, giám sát riêng để thúc đẩy các nhân viên, các bộ phận chức năng cùng phấn đấu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, và vì mục tiêu chung của tổ chức. Có thể nói, sự hợp tác chặt

chẽ giữa các cá nhân, giữa các khâu nghiệp vụ, giữa các phòng ban, giúp quy trình giải quyết công việc đƣợc nhanh chóng, thuận lợi nhất cho khách hàng, đây là yếu tố đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Đặc biệt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng nhƣ hiện nay thì tính chuyên nghiệp của ngƣời nhân viên và các bộ phận phòng ban chức năng trong giải quyết nghiệp vụ sẽ góp phần giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng tiềm năng, giúp hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ cùng phát triển.

Nhƣ đã lƣợc khảo lý thuyết và dựa trên kết quả tính toán của đề tài, ta thấy các hoạt động của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. Cụ thể là hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn, hoạt động sử dụng vốn tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ và hàm ý hoạt động nguồn vốn tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ. Đây cũng là là ƣu điểm và là lợi thế cho ngân hàng khi sản phẩm của họ cung ứng cho khách hàng có thể mang tính trọn gói. Nói cách khác, một khách hàng họ có thể vừa là ngƣời đi vay, vừa là ngƣời cho vay và sử dụng các dịch vụ kèm theo của ngân hàng. Điều này vừa thuận lợi cho khách hàng, vừa giúp ngân hàng có thể khai thác tối đa tiềm năng của khách hàng để sử dụng hết các sản phẩm của mình mà không cần phải tốn thêm chi phí khai thác thông tin khách hàng. Khi tiết kiệm đƣợc chi phí thì hiệu quả các hoạt động liên quan sẽ tăng thêm.

Với kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có tác động ý nghĩa đến các hoạt động của NHTM, điều này có nghĩa là các NHTM cần xem vốn xã hội là một nguồn lực cần khai thác để phục vụ cho các hoạt động của mình trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)