Xét trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án đã có những đóng góp thực tiễn cho các NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể nhƣ sau:
- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội trên cả ba khía cạnh bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng nhận diện đƣợc khuôn khổ tạo lập, sử dụng, duy trì, phát triển và đánh giá vốn xã hội trong ngân hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ hoạch định các chiến lƣợc để khai thác, phát triển và sử dụng vốn xã hội nhằm nâng cao kết quả các hoạt động trong quá trình kinh doanh.
- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động thông qua lý thuyết và kiểm chứng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các ngân hàng đánh giá các nhóm hoạt động toàn diện hơn.
- Luận án cũng chỉ ra các hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong ngành ngân hàng. Từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp liên quan nhận diện đƣợc tầm quan trọng và sự vận động của nguồn lực này để kịp thời hoạch định các chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực đồng thời hạn chế hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong ngành ngân hàng Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho hiệp hội Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc nhận diện tầm quan trọng của vốn xã hội cũng nhƣ tạo giá trị từ các mạng lƣới liên kết phục vụ cho các
thành viên của hiệp hội có thể khai thác lợi ích từ các mạng lƣới này phục vụ cho quá trình kinh doanh.