Bảng 4.5: Các tham số mô tả các thành phần bậc hai của vốn xã hội
Vốn xã hội
Giá trị trung
bình Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên
Vốn xã hội của lãnh đạo 5,49 0,71 12,9%
Vốn xã hội bên ngoài 5,50 0,77 14,0%
Vốn xã hội bên trong 5,69 0,73 12,8%
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu điều tra của tác giả
Với thang đo có mức độ trung bình là 3,5 (do mức độ đánh giá từ 1 đến 7), có thể thấy các NHTMVN nhận thức về vốn xã hội là khá cao so với mức trung bình của thang đo. Trong đó vốn xã hội bên trong là cao nhất, kế đến là thang đo bên ngoài và của lãnh đạo cũng xấp xỉ nhau. Điều này hàm ý rằng các NHTMVN quan tâm đến các mối quan hệ hợp tác bên trong, kế đến là các mạng lƣới quan hệ với các chủ thể bên ngoài và sau đó là cá nhân của lãnh đạo (bảng 4.6.)
Thực tế, bản thân các NHTM cũng đã khai thác các mối quan hệ bằng cách đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh cao hơn thực lực của nhân viên nhƣ nếu năm trƣớc đã đạt chỉ tiêu tăng 20% kế hoạch, thì năm nay sẽ yêu cầu đạt 25%, vậy 5% tăng thêm này, tự các nhân viên họ phải vận động sử dụng các mối quan hệ để đạt chỉ tiêu từ cấp trên giao xuống. Nếu bằng tƣ duy logic ta cũng thể thấy trong quá trình làm việc, bản thân các nhân viên cũng đã khai thác các mối quan hệ để đạt đƣợc chỉ tiêu và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Tƣơng tự nhƣ vậy, bản thân ngƣời lãnh đạo chi nhánh ngân hàng, họ cũng phải khai thác các mối quan hệ để hỗ trợ cho chi nhánh mình đạt chỉ tiêu kế hoạch mà hội sở giao xuống, điều này vừa giúp chi nhánh mà họ quản lý hoàn thành nhiệm vụ, vừa khẳng định uy tín và năng lực quản lý của chính họ.