KHUNG PHÂN TÍCH CỦA NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của các NHTM. Để đạt đƣợc mục tiêu này, cần phải xây dựng và kiểm định thang đo cho vốn xã hội và các hoạt động của NHTM. Sau đó phân tích tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của các NHTM. Qua lƣợc khảo các lý thuyết về vốn xã hội, cho thấy thang đo về vốn xã hội còn chƣa đề cập đầy đủ tới các mạng lƣới quan hệ có liên quan đến tất cả các hoạt động của ngân hàng, chính vì vậy chƣa có một luận chứng khoa học giúp NHTM tạo lập, đánh giá, sử dụng, phát triển vốn xã hội. Quan trọng hơn, hầu hết các nghiên cứu đƣợc lƣợc khảo thực hiện với đối tƣợng là ngành khác, không phải ngành ngân hàng nên các thang đo đƣa ra không phù hợp cho việc phát triển, xây dựng vốn xã hội cho ngành ngân hàng. Đề tài nghiên cứu sẽ cố gắng khắc phục các khiếm khuyết nêu trên bằng cách xây dựng thang đo vốn xã hội của

ngân hàng bao gồm các mạng lƣới mối quan hệ có liên quan đến lãnh đạo, bên ngoài và bên trong ngân hàng.

Mặt khác, đối với các hoạt động của NHTM, đề tài sẽ xây dựng thang đo cho từng nhóm hoạt động của NHTM. Từ đó là cơ sở cho việc đánh giá kết quả hoạt động của các NHTM. Thang đo vốn xã hội và các nhóm hoạt động trong NHTM đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết đƣợc lƣợc khảo ở phần trên, kết hợp với nghiên cứu định tính tại các NHTM Việt Nam.

Hình 2.1: Khung phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với các hoạt động của NHTM

: quan hệ hỗ trợ

: biểu hiện/đề cập

Nguồn: đề xuất của tác giả luận án

Với mục tiêu phân tích tác động của vốn xã hội đến các hoạt động của NHTM, các giả thuyết đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết có liên quan và thực tiễn tại Việt Nam, đƣợc các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thừa nhận. Những giả thuyết nghiên cứu này đƣợc kiểm định về mặt định lƣợng để khẳng định tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM.

Vốn xã hội của ngân hàng Hoạt động của NHTM

Hoạt động nguồn vốn Hoạt động sử dụng vốn Hoạt động cung ứng dịch vụ Hoạt động của NHTM Vốn xã hội của lãnh đạo Vốn xã hội của ngân hàng Vốn xã hội bên trong Vốn xã hội bên ngoài

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận án đã đƣa ra khái niệm về vốn xã hội trong ngân hàng là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức tồn tại trong các mối quan hệ liên kết, chia sẻ, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội đã đƣợc thừa nhận. Đồng thời luận án cũng chỉ ra thành phần vốn xã hội trong ngân hàng gồm vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội bên trong và vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng. Các nhóm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại gồm hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thông qua các nghiên cứu của Xie Wenjing (2013), khi khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và rủi ro ngân hàng và nghiên cứu của Justin Yiqiang & ctg (2017) về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự ổn định của ngân hàng cũng nhƣ một số nghiên cứu của các tác giả cho thấy các ngân hàng ở khu vực có vốn xã hội cao thì sẽ gặp ít rắc rối về vấn đề tài chính hơn trong các cuộc khủng hoảng và hoạt động của ngân hàng cũng ổn định hơn khi quốc gia đó có vốn xã hội cao hơn. Từ liên hệ lý thuyết, trong chƣơng 2, luận án đã khám phá khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chương 3 của luận án sẽ trình bày chi tiết về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp xây dựng và kiểm định các thang đo, mô hình nghiên cứu; phương pháp thiết kế mẫu cho kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết. Từ đó vận dụng mô hình để kiểm định cho trường hợp điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)