Mối liên hệ giữa các hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 130 - 133)

Giữa các nhóm hoạt động của NHTM có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Qua việc chấp nhận giả thuyết H4 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,518, kết quả của luận án đã chứng minh hoạt động nguồn vốn có tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kashyap et al. (2002), các tác giả đã tìm thấy sự phối hợp giữa hai hoạt động gửi tiền và cho vay và cho rằng đây là hai hoạt động nguyên thủy của ngân hàng, góp phần cung cấp thanh khoản và hỗ trợ ngân hàng trong vai trò trung gian của nền kinh tế. Những mối quan hệ này cũng đã đƣợc Berger & Bouwman (2009) nhấn mạnh trong thăm dò tạo thanh khoản ngân hàng, và các tác giả cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai hoạt động này.

Tƣơng tự là kết quả nghiên cứu của Ngo & Tripe (2017), đối với các ngân hàng Việt Nam, tiền gửi có tác động tích cực và đáng chú ý đến các khoản vay, trong khi các khoản vay có tác động tích cực nhƣng không đáng kể đối với tiền gửi. Tram, Nguyen et al (2018), các tác giả đã kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các khoản vay ngân hàng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Dữ liệu thu thập đƣợc từ báo cáo hàng năm của các ngân hàng Việt Nam qua một giai

đoạn tám năm từ 2008 đến 2015 đƣợc sử dụng để kiểm tra các giả thuyết đƣợc phát triển trong nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa các khoản vay ngân hàng và tiền gửi có ý nghĩa trong mối quan hệ một chiều, chỉ ra tiền gửi có tác động đến các khoản vay. Điều này cũng nhấn mạnh rằng, trong khi nguồn tài trợ cho các khoản vay bị han chế nhƣ ở Việt Nam thì tiền gửi ngân hàng là rất quan trọng. Hiệu ứng ngƣợc lại của các khoản cho vay đối với tiền gửi không đáng kể. Điều này hàm ý, có thể là do khách hàng gửi tiền vào các ngân hàng ở Việt Nam không phải do ngân hàng sử dụng vốn (cho vay) hiệu quả mà do bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố khác nhƣ an toàn hoặc niềm tin (ví dụ: khách hàng tin rằng các NHTMNN sẽ không bị sáp nhập hoặc bị phá sản nên các khách hàng an tâm gửi tiền hơn là các NHTM cổ phần dù trong giai đoạn hiện nay rõ ràng các NHTM Nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả hơn các NHTM cổ phần).

Tƣơng tự với luận điểm này, là nghiên cứu của Sarah, Delpachitra & Pham, Dai Van (2015) cũng đã chứng minh tăng trƣởng tiền gửi có tác động đáng kể đến cung tiền cho vay của các NHTM. Kết quả này cũng rất phù hợp với thực tế, đối với doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là đối với ngân hàng, sản phẩm kinh doanh liên quan đến tiền tệ, nên vốn cực kỳ quan trọng. Nếu không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện đƣợc chức năng kinh doanh tiền tệ của mình và ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của ngân hàng. Một thực tế nữa là hiện nay rất nhiều ngân hàng đang khát vốn, nhất là các ngân hàng nhỏ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng để có đƣợc thị phần và khách hàng của mình. Nhƣ vậy rõ ràng hoạt động nguồn vốn (huy động vốn) có hiệu quả thì mới có khả năng thực hiện tốt hoạt động sử dụng vốn (cho vay) đƣợc.

Bên cạnh đó, hoạt động sử dụng vốn tác động trực tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua việc chấp nhận giả thuyết H5 với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,450. (Điều này có nghĩa việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn có tác động đến việc cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Chẳng hạn khi ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, trƣờng hợp giải ngân bằng cách chuyển khoản thẳng cho nhà cung cấp, nhƣ vậy ngân hàng sẽ cung ứng luôn dịch vụ

này cho khách hàng; hoặc nếu giải ngân bằng cách báo có vào tài khoản của khách, sau đó khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản để thanh toán tiền hàng. Việc sử dụng dịch vụ kèm theo này đem đến cho khách hàng sự thuận tiện trong thanh toán, đồng thời ngân hàng cũng có lợi khi vừa cho vay, vừa cung ứng dịch vụ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tƣơng tự trong trƣờng hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của ngân hàng, khách hàng sẽ sử dụng các dịch vụ hoặc sản phẩm của các đối tác liên kết với ngân hàng để đƣợc chấp nhận thẻ, trong trƣờng hợp này ngân hàng vừa cung ứng đƣợc sản phẩm thẻ tín dụng cho khách hàng vừa đƣợc hƣởng hoa hồng chiết khấu từ đối tác).

Nhƣ vậy, hoạt động nguồn vốn tác động trực tiếp đến hoạt động sử dụng vốn, mà hoạt động sử dụng vốn lại tác động trực tiếp tới hoạt động cung ứng dịch vụ, nghĩa là hoạt động nguồn vốn tác động gián tiếp đến hoạt động cung ứng dịch vụ thông qua hoạt động sử dụng vốn với hệ số chuẩn hóa là 0,233 (0,518 x 0,450 = 0,233). (Chẳng hạn khách hàng có gửi tiết kiệm tại ngân hàng, sau đó khách hàng này dùng chính sổ tiết kiệm này cầm cố cho ngân hàng để xin vay tiền, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp, vậy ngân hàng sẽ cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng này luôn).

Ngƣợc lại, khi hoạt động cung ứng dịch vụ phát triển cũng hỗ trợ cho hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn phát triển theo. Thật vậy, trong quá trình thực hiện các dịch vụ nhƣ thu hộ, ủy thác...sẽ tạo điều kiện tập trung đƣợc một lƣợng tiền thông qua đó bổ sung cho hoạt động nguồn vốn và đồng thời phát triển hoạt động sử dụng vốn (bổ sung tạm thời nguồn vốn để tiến hành cho vay).

Rõ ràng các hoạt động của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau. Do đó kết quả của hoạt động này có tác động ý nghĩa đến kết quả của các hoạt động còn lại.

Nói tóm lại, vốn xã hội của ngân hàng có tác động vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến các hoạt động của ngân hàng, thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể thông qua các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo sẽ giúp ngân hàng huy động vốn tốt hơn. Nhờ tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch, chi phí

thông tin giúp ngân hàng có thể huy động vốn nhiều, chi phí rẻ (nhƣ tận dụng đƣợc nguồn vốn giá rẻ từ kho bạc Nhà nƣớc) từ đó ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn với giá cạnh tranh, tăng kết quả hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, phí giao dịch của ngân hàng cũng cạnh tranh hơn, giúp đẩy mạnh kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ, thu hút đƣợc khách hàng.

Có thể nói mối quan hệ là khởi đầu cho ngƣời lãnh đạo trong việc đem lại các lợi ích cho ngân hàng. Đã là ngƣời lãnh đạo, trải qua một quá trình dài cống hiến, bản thân ngƣời lãnh đạo đã có nền tảng các mối quan hệ bền vững, điều này cũng góp phần tạo dựng đƣợc lòng tin của khách hàng, để thông qua đó đẩy mạnh các hoạt động của ngân hàng. Nhờ các mạng lƣới quan hệ của lãnh đạo giúp tăng kết quả hoạt động, giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch (Levine 1997; Vega- Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003 trích trong Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008, Houston et al 2010). Thông qua các mạng lƣới xã hội bên ngoài ngân hàng giúp cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lƣới (Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 2014). Hơn nữa, thông qua các mạng lƣới quan hệ bên trong sẽ giúp cải thiện bầu không khí làm việc, sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ nhau kiến thức cho nhau, giúp gia tăng tinh thần đoàn kết, góp phần nâng cao hiệu quả công việc của tổ chức (Marcinkowska 2012, trích trong Joanna Wyrwa 2014). Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp là giá trị của mối quan hệ giữa các cá nhân/nhân viên trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức và chính mỗi cá nhân đóng góp trong việc tăng cơ hội tạo ra giá trị cho doanh nghiệp (Anna Piettruszka – Ortyl 2015, trích trong Marek Makowiec & Tomasz Kusio 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)