Lãnh đạo là ngƣời đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp. Theo Wiklund & Shepherd (2003), chính lãnh đạo là ngƣời định hƣớng tầm nhìn, sứ mệnh, thúc đẩy sự năng động của một doanh nghiệp và có ảnh hƣởng mang tính chất quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, cũng chính lãnh đạo là ngƣời tạo ra môi trƣờng làm việc, văn hóa doanh nghiệp, truyền cảm hứng để quy tụ mọi ngƣời làm việc vì một mục đích chung và hỗ trợ động viên tinh thần làm việc của nhân viên để đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc ( Wharton & Brunetto 2009).
Thông qua mối quan hệ của lãnh đạo với các đối tác kinh doanh nhƣ nhà phân phối, nhà cung cấp, nhà đầu tƣ…sẽ tạo khách hàng tiềm năng cho ngân hàng (khai thác khách hàng của khách hàng) (Tansley& Newell 2007). Bên cạnh đó, thông qua hệ thống liên kết với các đại lý, đầu mối, nhà môi giới, họ cũng sẽ giới thiệu khách hàng cho ngân hàng. Ngoài ra, có thể nhắc đến mối quan hệ với quan chức thuộc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, chính quyền các cấp, họ sẽ giới thiệu các dự án, các khách hàng, cung cấp thông tin về khách hàng và tạo cơ hội cho ngân hàng trong tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Khi thảo luận tay đôi với các chuyên gia là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh NHTM, họ cũng đồng ý rằng các mối quan hệ xã hội của lãnh đạo ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển mạng lƣới khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam, khi mà mối quan hệ của cá nhân đƣợc coi trọng trong việc giải quyết các công việc. Theo Nguyễn Văn Thắng (2015), việc sử dụng quan hệ cá nhân đƣợc coi trọng tại Việt Nam, có thể giải thích điều này từ góc độ thể chế (theo lý thuyết thể chế, sử dụng quan hệ cá nhân để đối phó với sự bất định của môi trƣờng thể chế).
Nhƣ vậy, từ liên hệ lý thuyết với nghiên cứu định tính lần thứ hai cho thấy vốn xã hội của lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với các hoạt động của ngân hàng.