NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 159)

5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học

- Cho đến nay, vốn xã hội vẫn là một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu

thảo luận, phát triển với nhiều quan niệm và cách giải thích khác nhau. Các tác giả cũng đã nỗ lực xây dựng các thang đo để đo lƣờng vốn xã hội nhƣng còn hạn chế trong việc nghiên cứu trên phạm vi ngành do từng ngành có những đặc điểm riêng biệt. Các nghiên cứu trƣớc đây đƣợc thực hiện không phải thuộc ngành ngân hàng nên chƣa chỉ ra đƣợc tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các NHTM. Đóng góp đầu tiên của luận án là đã xây dựng đƣợc thang đo vốn xã hội đầy đủ cả ba khía cạnh của mạng lƣới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo ngân hàng trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu định tính cùng với những đặc trƣng riêng của ngành ngân hàng Việt Nam.

- Nghiên cứu đã nhận dạng đƣợc các nhóm hoạt động của NHTM là hoạt động huy động vốn, hoạt động nguồn vốn và hoạt động cung ứng dịch vụ. Thang đo các hoạt động của NHTM đã đƣợc kiểm định độ tin cậy cho trƣờng hợp các NHTM Việt Nam, đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy nên có giá trị kế thừa cho các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu đã cho thấy những tác động trực tiếp và gián tiếp của vốn xã hội tới các nhóm hoạt động của các NHTM, từ đó có thể khẳng định vốn xã

hội là một nguồn lực mà các ngân hàng cần hoạch định trong các chiến lƣợc kinh doanh của mình để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. Kết quả kiểm định mô hình vận dụng cho trƣờng hợp đặc thù điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh, đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý thuyết cũng nhƣ về cơ sở khoa học, góp phần tạo nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ ở trong ngành ngân hàng mà còn trong các ngành kinh tế khác.

5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Xét trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam, luận án đã có những đóng góp thực tiễn cho các NHTM và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đối với ngành ngân hàng của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể nhƣ sau:

- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội trên cả ba khía cạnh bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng, từ đó giúp cho ngân hàng nhận diện đƣợc khuôn khổ tạo lập, sử dụng, duy trì, phát triển và đánh giá vốn xã hội trong ngân hàng. Từ đó các ngân hàng sẽ hoạch định các chiến lƣợc để khai thác, phát triển và sử dụng vốn xã hội nhằm nâng cao kết quả các hoạt động trong quá trình kinh doanh.

- Luận án đã xây dựng và kiểm định thang đo các nhóm hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động thông qua lý thuyết và kiểm chứng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó giúp các ngân hàng đánh giá các nhóm hoạt động toàn diện hơn.

- Luận án cũng chỉ ra các hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong ngành ngân hàng. Từ đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp liên quan nhận diện đƣợc tầm quan trọng và sự vận động của nguồn lực này để kịp thời hoạch định các chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực đồng thời hạn chế hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong ngành ngân hàng Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho hiệp hội Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc nhận diện tầm quan trọng của vốn xã hội cũng nhƣ tạo giá trị từ các mạng lƣới liên kết phục vụ cho các

thành viên của hiệp hội có thể khai thác lợi ích từ các mạng lƣới này phục vụ cho quá trình kinh doanh.

5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.4.1 Hạn chế của luận án 5.4.1 Hạn chế của luận án

Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt khoa học và thực tiễn, luận án cũng còn những hạn chế nhất định cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để nội dung nghiên cứu đƣợc toàn diện hơn, cụ thể nhƣ sau:

- Thang đo đƣợc xây dựng và kiểm định cho trƣờng hợp Tp. Hồ Chí Minh nên kết quả nghiên cứu không đạt tính đại diện cho cả nƣớc. Mặt khác thang đo vốn xã hội đƣợc xây dựng cho ngành ngân hàng gắn với đặc thù ngành nên không thể áp dụng cho doanh nghiệp ngành khác.

- Luận án đánh giá vốn xã hội chủ yếu qua thang đo cảm nhận (tùy thuộc vào sự chủ quan của ngƣời trả lời), nên bị hạn chế trong việc đo lƣờng. Tuy nhiên các nghiên cứu trƣớc khi đo lƣờng vốn xã hội cũng chƣa bao hàm hết giá trị nội dung của vốn xã hội (theo Glanville & Bienenstock (2009), không có nhiều chắc chắn về cách đo lƣờng, đánh giá hoặc thậm chí mô tả đầy đủ khái niệm xã hội vốn). Tƣơng tự, Ferri và ctg (2009), khi đánh giá cách đo lƣờng vốn xã hội trong quá trình kinh doanh từ các nghiên cứu trƣớc đã chỉ ra còn thiếu sự đồng thuận thực nghiệm trong đo lƣờng vốn xã hội. Theo Knack và Keefer (1997) trích trong Xie Wenjing (2013), đo lƣờng vốn xã hội dựa trên khảo sát là hợp lý. Đồng quan điểm của Lê Khắc Trí, 2007, đề xuất đo lƣờng vốn xã hội bằng các phƣơng pháp điều tra đánh giá xã hội học). Bên cạnh đó, vốn xã hội là nguồn lực vô hình, để đánh giá tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM, đòi hỏi trƣớc hết phải sử dụng thang đo cảm nhận, sau đó sử dụng nội dung của thang đo cảm nhận để xây dựng tiêu chuẩn đo lƣờng vốn xã hội là việc làm phù hợp. Có thể nói việc sử dụng thang đo cảm nhận để đánh giá vốn xã hội tuy còn những hạn chế nhất định nhƣng vẫn trong giá trị chấp nhận đƣợc.

- Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động nguồn vốn với hoạt động chính là nhận tiền gửi; hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; hoạt động cung

ứng dịch vụ với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ nên chƣa đánh giá hết đƣợc các hoạt động khác. Ngoài ra, thang đo đƣợc kiểm định với kích thƣớc mẫu trung bình, nên không đủ bậc tự do để ƣớc lƣợng SEM với tất cả biến quan sát, do đó không thể hiện giá trị của từng biến quan sát cá biệt trong mô hình nghiên cứu.

5.4.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đã đặt ra yêu cầu cần thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về vốn xã hội trong ngân hàng, cũng nhƣ tìm thêm luận cứ và bằng chứng để khẳng định vốn xã hội là nguồn lực của ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:

- Thang đo và mô hình nghiên cứu trong luận án chỉ mới đƣợc kiểm định tại thành phố Hồ Chí Minh nên chƣa thể khẳng định đƣợc sự phù hợp đối với các địa phƣơng khác. Do vậy, rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho ngành ngân hàng ở các địa phƣơng khác.

- Do hạn chế về cỡ mẫu, nên tác giả mong muốn có những nghiên cứu kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho ngành ngân hàng với kích thƣớc mẫu lớn hơn để khắc phục hạn chế nêu trên.

- Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động nguồn vốn với hoạt động chính là nhận tiền gửi; hoạt động sử dụng vốn với hoạt động chính là cho vay; hoạt động cung ứng dịch vụ với hoạt động chính là cung ứng các dịch vụ nên chƣa đánh giá hết đƣợc các hoạt động khác. Do đó, rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để có thể đánh giá tất cả các khía cạnh còn lại của từng hoạt động trong ngân hàng.

TÓM TẮT CHƢƠNG 5

Chƣơng 5, luận án đã đƣa ra kết luận chung cho đề tài nghiên cứu gồm kết quả xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Kết quả ƣớc lƣợng SEM cho thấy mô hình lý thuyết đạt đƣợc độ tƣơng thích với dữ liệu thị trƣờng và các giả thuyết nghiên cứu đều đƣợc chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra tác động của vốn xã hội của ngân hàng tới các hoạt động của NHTM.

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội của ngân hàng có đóng góp trực tiếp vào các hoạt động của NHTM bao gồm hoạt động nguồn vốn (cụ thể là hoạt động nhận tiền gửi); hoạt động sử dụng vốn (cụ thể là hoạt động cho vay) và hoạt động cung ứng dịch vụ.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra vốn xã hội là một nguồn lực cần đƣợc các NHTM khai thác để phục vụ cho các hoạt động của mình. Theo đó, luận án cũng đề xuất những gợi ý chính sách vi mô và vĩ mô giúp NHTM nâng cao kết quả các hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội.

Ngoài ra, trong chƣơng 5 luận án cũng chỉ ra những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn đồng thời cũng nêu rõ những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Luận án đánh giá tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là khám phá cấu trúc của vốn xã hội và các hoạt động của NHTM, đồng thời đánh giá tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM. Thông qua đó khuyến nghị các gợi ý chính sách cho NHTM nâng cao kết quả hoạt động thông qua việc sử dụng vốn xã hội, đồng thời gợi ý chính sách vĩ mô giúp ngân hàng phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội.

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn một là xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính đƣơc sử dụng với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia; và giai đoạn hai là kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trƣờng hợp điển hình thông qua hệ số tin cậy (Cronbach‟s alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

Luận án đã xây dựng đƣợc thang đo đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy, bao gồm: thang đo vốn xã hội là thang đo đa hƣớng bậc ba với các thành phần bậc hai là vốn xã hội của lãnh đạo, vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội bên trong ngân hàng; Các hoạt động của ngân hàng là các thang đo đơn hƣớng, bao gồm hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những đóng góp tích cực của vốn xã hội đối với các hoạt động của NHTM đồng thời luận án cũng chỉ ra hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội cho ngành ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để gợi ý các chính sách giúp ngân hàng nhận diện và đo lƣờng vốn xã hội đồng thời sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng. Qua đó gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ ngân hàng phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội.

Kết quả của luận án đã đóng góp về mặt thực tiễn là bổ sung luận cứ khoa học giúp ngân hàng nâng cao kết quả hoạt động thông qua việc sử dụng vốn xã hội phục vụ cho các hoạt động của mình đồng thời cũng đóng góp về mặt lý thuyết là bổ sung các tiêu chí đo lƣờng vốn xã hội trong ngân hàng còn bị khiếm khuyết trong các nghiên cứu trƣớc đó.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1/ Huỳnh Thanh Điền & Vũ Cẩm Nhung (2017), “Tái cấu trúc doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập, trƣờng hợp nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công thƣơng, số 2, tháng 2/2017, ISSN 0866-7756.

2/ Vũ Cẩm Nhung (2017), “Ảnh hƣởng của vốn xã hội tới hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công thƣơng, số 4+5, tháng 4/2017, ISSN 0866-7756.

3/ Vũ Cẩm Nhung & Phan Minh Xuân (2018), “Ảnh hƣởng của vốn xã hội tới hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 6, tháng 2/2018 (682).

4/ Nguyễn Thị Nhung & Vũ Cẩm Nhung (2018), “Ảnh hƣởng của vốn xã hội tới huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thị trƣờng Tài chính Tiền tệ, số 7 (496), tháng 2/2018. 5/ Vũ Cẩm Nhung, Huỳnh Thanh Điền & Phan Minh Xuân (2017), “ Vốn xã hội tác động tới hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Mã số IUHKTC01/2015.

6/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “ Tiếp cận vốn xã hội trong ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á –Thái Bình Dƣơng, số 523, tháng 8/2018.

7/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “ Ảnh hƣởng của vốn xã hội bên trong tới hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thƣơng mại”, Tạp chí Tài chính, số 8 (867), kỳ 2, tháng 8/2018.

8/ Vũ Cẩm Nhung (2018), “Ảnh hƣởng của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 151, tháng 10/2018., trang 49- 59.

9/ Đoàn Thanh Hà và nhóm nghiên cứu (2014), “ Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: thực trạng và giải pháp”, Đề tài cấp Bộ DTNH28/2013.

10/ Nguyễn Thị Mỹ Linh và nhóm nghiên cứu (2014), “Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro về giá đối với một số sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Kontum”, đề tài cấp tỉnh 2013.

11/ Nguyễn Thị Mỹ Linh và nhóm nghiên cứu (2014), “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro về giá đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, đề tài cấp Bộ 2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc (2016).

Bế Quỳnh Nga và cộng sự (2008), Vai trò của các mạng lƣới xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và đối phó với các rủi ro cho các hộ nông dân (Khảo sát tại xã Yên Thƣờng, Gia Lâm, Hà Nội), Đề tài cấp Viện Xã hội học, Hà Nội, tr. 17.

Chính phù (2009), Nghị định 59/2009, Điều 5, ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.

Hoàng Bá Thịnh (2009), “ Vốn xã hội, mạng lƣới xã hội và những phí tổn”, Xã hội học, số

Huỳnh Thanh Điền (2011), Luận án tiến sĩ. Tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.

Lê Khắc Trí (2007). Vốn xã hội với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tạp chí Ngân hàng, số 1/2007.

Lê Ngọc Hùng (2008). Vốn xã hội, vốn con ngƣời và mạng lƣới xã hội qua một số nghiên cứu ở Việt Nam, số 4 (37), Nghiên cứu Con ngƣời.

Lê Thị Bích Ngọc, Venkatesh S., and Nguyễn Văn Thắng (2006), „Tiếp cân vốn ngân hàng: trƣờng hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam‟, Asia Pacific Journal of Management, 23(2): 209-227.

Lê Thị Bích Ngọc and Nguyễn Văn Thắng (2009), „Tác động của mạng lƣới quan hệ đối với việc tiếp cận vốn ngân hàng: trƣờng hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. Entrepreneurship Theory and Practice, 33(4): 867-887.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)