Nghiên cứu ngoài nước
Theo Peter S. Rose & Sylvia C. Hudgins (2008) đã chia các hoạt động kinh doanh của NHTM thành hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động khác.
Fotios Pasiouras (2008), trong bài nghiên cứu về uớc tính hiệu quả kỹ thuật và quy mô của các ngân hàng thƣơng mại Hy Lạp: tác động của rủi ro tín dụng, các hoạt động ngoại bảng và các hoạt động quốc tế. Tác giả sử dụng phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để điều tra hiệu quả của ngành ngân hàng thƣơng mại Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004, kết quả cho thấy các ngân hàng đã mở rộng hoạt động ở nƣớc ngoài có hiệu quả về mặt kỹ thuật hơn so với các ngân hàng hoạt động ở cấp quốc gia. Nghiên cứu cũng đánh giá chủ yếu các hoạt động nguồn vốn, cho vay và trung gian của ngân hàng. Kết quả chỉ ra hoạt động huy động nguồn vốn tốt hơn, hoạt động cho vay, trung gian và sức mạnh thị trƣờng làm tăng hiệu quả của các ngân hàng. Số lƣợng chi nhánh có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả ngân hàng.
Ines Ayadi, Abderrazak Ellouze (2013), trong bài nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc thị trƣờng và hiệu suất của hệ thống ngân hàng Tunisia
trong giai đoạn 1990-2009. Các tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu (DEA) để đánh giá điểm số của hiệu quả x và hiệu quả quy mô. Các lý thuyết sức mạnh thị trƣờng (MP) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES) đƣợc sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa hiệu suất ngân hàng và cơ cấu thị trƣờng. Theo lý thuyết MP, mỗi ngân hàng có xu hƣớng sử dụng sức mạnh thị trƣờng của mình để tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất tiền gửi, từ đó mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao hơn cho hoạt động của mình (huy động vốn, cho vay, cung ứng dịch vụ). Lý thuyết này nhấn mạnh chỉ có ngân hàng có thị phần lớn mới có thể sử dụng sức mạnh thị trƣờng để đặt giá cho sản phẩm dịch vụ của họ và kiếm lợi nhuận cao (Berger, 1995). Theo lý thuyết ES, nó giải thích ngân hàng có hiệu quả cao do công nghệ và quản lý cấp trên cho phép họ giảm chi phí (Berger, 1995), từ đó mang lại cho ngân hàng cơ hội kiếm đƣợc lợi nhuận và hiệu quả hoạt động cao.
Svetlana Saksonova (2014), trong nghiên cứu của mình về vai trò của lãi ròng đối với cải thiện cấu trúc tài sản và ổn định hoạt động của ngân hàng, tác giả tác giả cho thấy rằng lãi ròng là tiêu chí phù hợp nhất để đánh giá tính hiệu quả và tính ổn định của hoạt động của ngân hàng (cơ bản là hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ). Cũng theo tác giả khi phân tích các lĩnh vực ngân hàng ở các nƣớc Baltic, Khu vực Châu Âu cũng nhƣ Hoa Kỳ thì lãi ròng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tối ƣu hóa cấu trúc tài sản.
Trong bài nghiên cứu của Adnan Kasman & Oscar Carvallo (2014), các tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 272 ngân hàng thƣơng mại để ƣớc tính điểm chi phí và hiệu quả doanh thu cho 15 quốc gia Mỹ Latinh và Caribê trong giai đoạn 2001- 2008. Sử dụng kỹ thuật quan hệ nhân quả Granger, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi đối mặt với rủi ro tăng và giảm vốn (ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng nhất là huy động vốn và cho vay), các ngân hàng có xu hƣớng cải thiện hiệu quả chi phí. Kết quả cũng chỉ ra rằng hiệu quả chi phí có liên quan tiêu cực với hiệu quả doanh thu. Sức mạnh thị trƣờng liên quan đến hiệu quả doanh thu cao hơn. Trong trƣờng hợp không có thị trƣờng vốn phát triển, khả năng cạnh tranh kém và khi các quy định đƣợc tăng cƣờng thì dƣờng nhƣ đang buộc các ngân hàng phải cải
tiến về chi phí-hiệu quả. Ngƣợc lại, các ngân hàng có sức mạnh thị trƣờng dƣờng nhƣ vẫn có thể chuyển giao vốn cho khách hàng với lãi suất cao và phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.
Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014) khi nghiên cứu việc đầu tƣ vốn xã hội của 8 ngân hàng ở Thụy Điển năm 2014, các tác giả cũng phân tích hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và trung gian.
Jes Villa (2015) nghiên cứu thảo luận về sự phát triển của ngân hàng hiện đại và vai trò trung tâm của các ngân hàng trong nền kinh tế. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho xã hội thông qua các hoạt động của mình: gửi tiền, cho vay, cung ứng dịch vụ.
Mingaleva và các tác giả (2016), khi nghiên cứu về đặc thù khu vực ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động của các ngân hàng ở Nga và Kazakhstan, kết quả chỉ ra các hoạt động cơ bản của ngân hàng gồm hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng, hoạt động tín dụng và trung gian thanh toán. Các hoạt động này bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi đặc thù khu vực trong hoạt động của các chi nhánh ngân hàng.
Leonard Onyiriuba (2016), trong nghiên cứu đánh gía rủi ro trong hoạt động ngân hàng (cơ bản gồm hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt động trung gian) và ảnh hƣởng của nó đến kết quả của ngân hàng ở các nền kinh tế đang phát triển. Tác giả đã chỉ ra gian lận chính là một mối đe dọa nội bộ điển hình, đặc biệt trong các hoạt động của ngân hàng, thì cho vay gian lận có xác suất khá cao, gây ảnh hƣởng đến kết quả ngân hàng một cách sâu sắc.
Abramova, et al (2016), bài viết xem xét về sự chuyển đổi hoạt động của hệ thống ngân hàng Nga trong giai đoạn hiện tại, đòi hỏi các biện pháp điều chỉnh sự tƣơng tác trong điều kiện toàn cầu hóa. Bài viết cũng nhấn mạnh ba hoạt động chính cơ bản của bất kỳ ngân hàng nào cũng gồm hoạt động huy động từ tiết kiệm, hoạt động tín dụng và hoạt động trung gian.
Bakam Fotso, E.I Edoun (2017), trong bài nghiên cứu đánh giá về hoạt động của các ngân hàng ở Châu Phi đã nhấn mạnh vai trò của ngân hàng đối với nền kinh tế thông qua các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, đầu tƣ, cung ứng dịch vụ. Bằng
cách sử dụng phân tích tỷ lệ tài chính (FRA) và thống kê mô tả qua phân tích báo cáo tài chính của 4 ngân hàng lớn ở Châu Phi, mục đích của nghiên cứu là thiết lập mối quan hệ giữa nội sinh và ngoại sinh của biến hiệu suất ngân hàng. Kết quả chứng minh có mối liên hệ chặt chẽ giữa hiệu suất ngân hàng và kích thƣớc ngân hàng vì khối lƣợng tài sản đại diện cho nguồn thu nhập của ngân hàng lớn hơn.
Nghiên cứu trong nước
Các tác giả Nguyễn Thị Mùi (2007), Nguyễn Đăng Dờn (2009), Trầm Thị Xuân Hƣơng (2012) đã chỉ ra các nghiệp vụ kinh doanh của NHTM gồm thứ nhất là nghiệp vụ nguồn vốn: NHTM đƣợc sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để hình thành nguồn vốn đáp ứng các hoạt động của NHTM. Thành phần nguồn vốn gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác….Nghiệp vụ tiếp theo của NHTM là nghiệp vụ sử dụng vốn: đây là nghiệp vụ phân phối các nguồn vốn đã hình thành của ngân hàng. Nghiệp vụ này gồm: mua sắm tài sản cố định, dự trữ, cấp tín dụng, đầu tƣ. Ngoài hai nghiệp vụ trên, còn nghiệp vụ trung gian, với vai trò là đơn vị trung gian, NHTM sẽ cung ứng các dịch vụ cho khách hàng để đƣợc hƣởng hoa hồng và phí dịch vụ nhƣ: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu chi hộ, cho thuê két sắt, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, môi giới kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh mua bán ngoại tệ…
Theo điều 5 NĐ số 59/2009 NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại thì ngân hàng thƣơng mại đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các tổ chức tín dụng: Các hoạt động của một ngân hàng bao gồm: Huy động vốn, sử dụng vốn (thông thƣờng là cho vay) và vai trò trung gian. Các hoạt động kinh doanh khác có thể tùy thuộc vào năng lực kinh doanh của từng ngân hàng thƣơng mại mà có những loại hình khác nhau, nhƣ ngân hàng điện tử, quản lý tài sản, cho thuê…
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, số 47/2010/QH12, ngày 16/6/2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số
các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Theo các luận điểm trên, có thể khái quát các hoạt động của NHTM gồm: (1) hoạt động nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay, vốn khác; (2) hoạt động sử dụng vốn: mua sắm tài sản cố định, dự trữ, cấp tín dụng, đầu tƣ; (3) hoạt động cung ứng dịch vụ: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, thu chi hộ, cho thuê két sắt, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn đầu tƣ, môi giới kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh mua bán ngoại tệ… Thực chất nghiệp vụ nguồn vốn, sử dụng vốn là nghiệp vụ tài sản nợ, nghiệp vụ tài sản có. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ trung gian hoa hồng.
Hiểu một cách tổng quát về hoạt động cơ bản của NHTM là thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và nghiệp vụ cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
2.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn
Là những nghiệp vụ hình thành vốn của NHTM, bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có), vốn huy động, vốn vay và vốn khác.
Vốn tự có
Vốn tự có của Ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ.
Vốn điều lệ đƣợc hình thành bằng cách các chủ sở hữu đóng góp vốn vào. Nguồn vốn này yêu cầu phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định. Nguồn gốc vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nƣớc thì vốn điều lệ là của Nhà nƣớc; nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ là vốn góp bởi các cổ đông; nếu là ngân hàng tƣ nhân thì vốn đó là của cá nhân; nếu là ngân hàng liên doanh thì vốn điều lệ là vốn đóng góp của các bên liên doanh tham gia. Vốn điều lệ đƣợc ghi vào điều lệ hoạt động ngân hàng và giấy phép kinh doanh của NHTM. Vốn chủ sở hữu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn của NHTM, nhƣng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh của NHTM.
Các quỹ của ngân hàng: ngân hàng hình thành các quỹ nhƣ quỹ dự trữ; quỹ dự phòng rủi ro; quỹ khen thƣởng, phúc lợi..Hầu hết các quỹ đều đƣợc trích ra từ lợi nhuận ròng hàng năm, một số quỹ không trích từ lợi nhuận ròng mà tính vào chi phí nhƣ quỹ dự phòng rủi ro.
Lợi nhuận chƣa chia: lợi nhuận ròng hàng năm chƣa chia và chƣa sử dụng.
Vốn huy động
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của NHTM, là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông qua thực hiện nghiệp vụ này, NHTM có nguồn vốn để thực hiện cho vay, đầu tƣ tìm kiếm lợi nhuận.
Nguồn vốn huy động gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NHTM, chứng chỉ tiền gửi và các công cụ nợ khác; các khoản tiền gửi khác.
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà ngƣời gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào không cần báo trƣớc về thời hạn và số lƣợng tiền cần rút. Đối với khách hàng gửi tiền dƣới hình thức này không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu thực hiện các dịch vụ thanh toán, chi trả và ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán. Cũng từ tính chất của loại tiền gửi này là không quy định thời gian nên không ổn định, biến động thƣờng xuyên. Bù lại hình thức huy động vốn này chi phí thấp do không phải trả lãi hoăc lãi thấp cho khách hàng.
Loại tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà ngƣời gửi chỉ có thể rút ra và hƣởng đầy đủ lợi tức sau thời hạn định trƣớc. Mục đích của ngƣời gửi tiền dƣới hình thức này là hƣởng lãi vì lãi suất cao hơn hình thức khác nên loại tiền gửi này ít biến động. Tuy nhiên trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau nên khách hàng có nhu cầu rút trƣớc hạn. Trong trƣờng hợp này nhiều ngân hàng vẫn cho phép khách hàng đƣợc rút ra trƣớc thời hạn nhƣng hƣởng lãi suất thấp.
Ngân hàng muốn tăng nguồn vốn này phải trả lãi thỏa đáng sao cho ngƣời gửi vừa đƣợc bảo đảm an toàn về vốn vừa có khoản thu nhập hợp lý từ tiền gửi của mình. Loại tiền gửi này ít biến động nên ngân hàng có thể chủ động trong việc sử
dụng để cho vay. Cũng vì lý do này nên các ngân hàng rất quan tâm đến hình thức huy động này.
Ngoài hình thức huy động vốn từ tiền gửi, ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu ngân hàng, kỳ phiếu có mục đích. Thực chất đây là các giấy nợ mà ngân hàng phát hành ra nhằm huy động vốn phục vụ cho một mục đích nhất định nào đó nhƣng không mang tính chất thƣờng xuyên và cần thiết.
Vốn vay
Đây là nguồn vốn đƣợc thực hiện trong điều kiện khi NHTM có nhu cầu sử dụng nhƣng việc huy động không đáp ứng phải vay từ các ngân hàng khác trên thị trƣờng liên ngân hàng. Trong những trƣờng hợp cấp bách mà ngân hàng không thể vay đƣợc ở các ngân hàng, thì có thể vay ở ngân hàng trung ƣơng. Vì lẽ đó nên ngân hàng trung ƣơng cấp vốn cho NHTM với tƣ cách là ngƣời cho vay cuối cùng.
Vốn khác
Vốn tài trợ, ủy thác: nguồn vốn này đƣợc hình thành từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc, từ Ngân sách nhà nƣớc… để tài trợ cho các chƣơng trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, … Nguồn vốn này chỉ đƣợc sử dụng theo đúng đối tƣợng và mục tiêu đã đƣợc xác định.
Vốn điều hòa trong hệ thống NHTM: điểu chuyển vốn từ chi nhánh thừa sang chi nhánh thiếu vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cân đối vốn trong toàn bộ hệ thống NHTM. Chi phí nhận nguồn vốn điều hòa này thấp hơn chi phí huy động nhƣng các ngân hàng chỉ nhận đƣợc nguồn vốn này sau khi đã lập kế hoạch về lƣợng vốn huy động đƣợc trong kỳ sau.
Vốn khác là nguồn vốn phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động của Ngân hàng nhƣ cung ứng dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế, đại lý chuyển tiền kiều hối, các hình thức dịch vụ khác…
2.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn
Là nghiệp vụ NHTM sử dụng nguồn vốn của mình vào những mục đích nhất định. Bao gồm:
Mua sắm Tài sản cố định
NHTM sử dụng một phần vốn tự có để xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa làm trụ sở văn phòng, mua sắm trang thiết bị, máy móc dụng cụ làm việc, mua sắm các phƣơng tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ….phục vụ cho hoạt động của ngân hàng.
Dự trữ
Nghiệp vụ này thể hiện ở chỗ, NHTM sử dụng một phần nguồn vốn của mình để dự trữ nhằm trang trải các nhu cầu thanh toán thƣờng xuyên cho khách hàng và phục vụ các hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng. Lƣợng tiền này bao gồm tiền mặt tại quỹ; tiền gửi tại các ngân hàng thƣơng mại khác; tiền gửi tại NHTW, trong đó có tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán; dự trữ các giấy tờ