Kiến của Luật sư Chiêu Minh (thế kỷ 17)

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 38 - 39)

Trong sách Yết-ma chỉ nam của mình, Luật sư Chiêu Minh dẫn lại một câu trong Luật: “Nếu là đồng nữ (con gái chưa chồng) 18 tuổi thì có 2 năm học giới, đợi khi tròn 20 tuổi; nếu phụ nữ đã có chồng 10 tuổi thì cho 2 năm học giới, đến khi tròn 12 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc”. (Nhược đồng nữ thập bát dữ nhị tuế học giới sử niên mãn nhị thập, nhược tằng giá phụ nữ thập

tuế, dữ nhị tuế học giới, sử niên mãn thập nhị thính thọ Cụ túc giới).19

Thế rồi, Luật sư bình luận: “Phụ nữ đã có chồng 12 tuổi là chỉ cho con số năm sau khi lấy chồng, chứ không phải chỉ cho năm sinh. Vì ngôn cú của bản luật không rõ ràng và do người dịch dùng câu văn không đầy đủ (nên mới có sự hiểu lầm)” (Tằng giá phụ thập nhị tuế giả thị chỉ giá hậu chi niên phần, phi sinh niên dã. Bản luật ngôn cú bất liễu niên giả, nãi dịch nhân

Tiếp đến, Luật sư lý giải: “Vả lại khi đức Như Lai chế giới thì con người thọ đến 100 tuổi, ngày nay con người gặp đại hạn, tuổi thọ giảm còn 70 mà còn không có vấn đề kết hôn lúc 10 tuổi, huống chi thời đó lại có lý ấy (có việc tảo hôn) sao?” (Thả, Như Lai chế giới thời nhân thọ bách tuế, kim nhân đại hạn giảm chí thấp thập, thượng vô thập tuế phối hợp chi sự,

huống ư đương thời hữu thị lý hồ?)21

Lại lý giải tiếp: “Phụ nữ đã có chồng không luận năm sinh lớn nhỏ, phải đợi đủ 10 năm; vì họ đã trải qua sự phối hợp, sợ dâm tâm khó đoạn trừ, nên phải đợi đủ 10 năm, rồi cho hai năm học giới để cho tâm chí kiên cố, mới cho thọ giới Cụ túc” (Tằng giá phụ nữ bất luận sinh niên đại tiểu, yếu mãn thập tuế giả, vị sơ kinh phối hợp khủng bị dâm tâm nan đoạn cố, tất linh

mãn thập tuế, cánh nhị niên học giới kiên kỳ chí, phương hứa thọ Cụ).22

Để biết ý kiến và cách lý giải trên đây của Luật sư Chiêu Minh có chính xác hay không, ta hãy tìm hiểu các bộ Luật căn bản trình bày vấn đề này như thế nào.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)