III. Các trường hợp chỉ trích mà không phải phá tăn g: 01 Các Tỳ-kheo tu giáo, tu thiền chỉ trích lẫn nhau:
3. Xá-lợi-phất (Sàriputta) bị một Tỳ-kheo vu khống:
Một hôm có một Tỳ-kheo đến trước Phật tố cáo Tôn giả Xá-lợi-phất xúc phạm thầy rồi bỏ đi. Phật liền cho gọi Xá-lợi-phất đến để hiểu rõ nguyên do, thì thầy trình bày: “Bạch Thế Tôn, với những ai không an trú chánh niệm nơi thân thì người ấy mới có thể xúc phạm một vị đồng phạm hạnh rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Nhưng con đã an trú chánh niệm nơi thân, tâm con giống như cục đất, nên dù người ta quăng đồ sạch hay đồ bẩn, quăng phẩn uế, nước tiểu, máu mủ hay nhổ nước miếng lên đất, thì đất cũng không lo âu, không xấu hổ và không nhàm chán. Cũng vậy, Bạch Thế Tôn! Con đã an trú với tâm như đất, rộng rãi, bao la, vô lượng, không hận, không sân…, thì đâu có lẽ nào con lại xúc phạm một bạn đồng phạm hạnh rồi bỏ đi mà không một lời xin lỗi.
Sau khi được đối chất với Xá-lợi-phất, Thầy Tỳ-kheo ấy liền cúi đầu đảnh lễ chân Phật, rồi bạch: “Bạch Thế Tôn! Con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vô minh, bất thiện, con đã vu cáo Tôn giả Xá-lợi-phất một cách vô ý thức, hư vọng, không thật. Mong Thế Tôn chứng minh cho con sự ăn năn hối lỗi của con, để con ngăn chận về sau”.
Thế Tôn bèn chấp nhận sự sám hối của thầy và khích lệ: “Này Tỳ-kheo, Ta chứng nhận tội ấy cho ngươi. Đây là một sự tiến bộ. Trong giới luật của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, phát lồ đúng pháp, thì người ấy có thể
ngăn chặn được tội lỗi trong tương lai”.43