III. Các trường hợp chỉ trích mà không phải phá tăn g: 01 Các Tỳ-kheo tu giáo, tu thiền chỉ trích lẫn nhau:
11. THỂ THỰC CỬ TỘI (NẾU TỘI)
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, bấy giờ các Tỳ-kheo ở Chiêm-ba đấu tranh, cãi vã nhau, sống không hòa hợp. Một Tỳ-kheo nêu tội một Tỳ-kheo, hai Tỳ-kheo nêu tội hai Tỳ-kheo, nhiều Tỳ-kheo nêu tội nhiều Tỳ-kheo, nói như sau:
- Tôi nêu tội trưởng lão, tôi nêu tội trưởng lão.
Bấy giờ tôn giả Ưu-ba-li bèn đem sự việc ấy đến bạch lên Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, các Tỳ-kheo ở Chiêm-da khởi lên việc phi pháp. Một Tỳ-kheo nêu tội một Tỳ-kheo, cho đến nhiều Tỳ-kheo nêu tội nhiều Tỳ- kheo, Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu sự kiện thì Tỳ-kheo được nêu tội người khác?
Phật nói với Ưu-ba-li:
- Này Ưu-ba-li, khi thấy có ba sự kiện, ba nhân duyên thì Tỳ-kheo được nêu tội người khác.
Thế nào là ba sự kiện? Đó là: Khi thấy người ấy giới không thanh tịnh, kiến không thanh tịnh và mạng sống không thanh tịnh.
Thế nào là ba nhân duyên? Đó là: Thấy, nghe và nghi. Đó gọi là ba nhân duyên.
Lại nữa, khi bản thân Tỳ-kheo thành tựu năm pháp thì được nêu tội người khác. Thế nào là năm pháp? Đó là:
1/ Sự việc có thật chứ không hư dối;
3/ Vì lợi ích, không phải không lợi ích; 4/ Nói nhã nhặn, không nói thô lỗ; 5/ Vì lòng từ, không phải vì giận dữ.
Đó gọi là năm điều kiện được nêu tội người khác.
Lại nữa, ai thành tựu năm pháp sau đây mới được nêu tội người khác. Năm pháp đó là:
1/ Thân nghiệp thanh tịnh; 2/ Khẩu nghiệp thanh tịnh; 3/ Mạng sống chân chánh; 4/ Am tường luận tạng; 5/ Thông thạo Luật tạng.
Này Ưu-ba-li, nếu người nào thân nghiệp không thanh tịnh mà nêu tội người khác, thì người đó nêu nói: - Này trưởng lão! Thân nghiệp thầy [442b] không thanh tịnh, vì sao thầy nêu tội người khác? Trước hết thầy nên làm cho thân nghiệp mình thanh tịnh rồi mới nêu tội người khác.
Thế nên, này Ưu-ba-li, khi muốn nêu tội người khác, trước hết thân nghiệp mình phải thanh tịnh, khẩu nghiệp phải thanh tịnh, và mạng sống phải chân chánh.
Nếu người nào ít nghe luận điển mà cử tội người khác thì người đó nêu nói:
- Này trưởng lão! Vì sao thầy ít nghe luận điển mà cử tội người khác? Lành thay trưởng lão, trước hết thầy hãy nghe nhiều luận điển rồi mới cử tội người khác.
Nếu người nào ít nghe Luật tạng mà nêu tội người khác, thì người ấy nên nói:
- Này trưởng lão! Vì sao thầy ít nghe Luật tạng mà nêu tội người khác? Trưởng lão không biết giới này do đâu mà Phật chế, chế tại thành ấp nào,
xóm làng nào, quốc gia nào; lành thay trưởng lão, khi muốn nêu tội ai, trước hết thầy phải nghe nhiều Luật tạng rồi mới nêu tội họ.
Lại nữa, này Ưu-ba-li, có năm trường hợp nêu tội người mà hết 4 trường hợp phi pháp. Thế nào là năm? Đó là:
1/ Có trường hợp mắng rồi mới nêu tội; 2/ Có trường hợp nêu tội rồi mới mắng; 3/ Có trường hợp vừa nêu tội, vừa mắng; 4/ Có trường hợp mắng mà không nêu tội; 5/ Có trường hợp nêu tội mà không mắng.
1/ Mắng rồi mới nêu tội: Trước tiên mắng xối xả rồi mới nêu ra một tội nào đó trong năm Thiên tội. Đó gọi là mắng rồi mới nêu tội.
2/ Nêu tội rồi mới mắng: Trước hết nêu ra một tội nào đó trong năm Thiên tội, rồi mới mắng. Đó gọi là nêu tội rồi mới mắng.
3/ Vừa nêu tội vừa mắng: Mắng xối xả, rồi nói: “Thầy phạm tội Ba-la- di”. Mắng xối xả, rồi nói: “Thầy phạm tội Tăng-già-bà-thi-sa, cho đến tội Việt-tì-ni”. Đó gọi là vừa nêu tội vừa mắng.
4/ Mắng mà không nêu tội: Mắng nhiếc đủ thứ mà không nêu tội. Đó gọi là mắng mà không nêu tội.
5/ Nêu tội mà không mắng: Nêu một tội nào đó trong năm Thiên tội mà không mắng. Đó gọi là nêu tội mà không mắng.
Trong đây, các trường hợp trước mắng rồi sau nêu tội; nêu tội rồi mới mắng; vừa nêu tội vừa mắng; mắng mà không nêu tội, thì Tăng không cần hỏi, không nên chấp nhận. Trái lại, trường hợp nêu tội mà không mắng thì Tăng nên kiểm tra.
Khi muốn nêu tội ai, trước hết nên hỏi người ấy:
- Thưa trưởng lão! Tôi muốn nêu một sự việc, thầy có chịu nghe không?
Bị cáo nên đáp:
- Thầy muốn nêu tội thì tôi xin lắng nghe.
Nếu không hỏi bị cáo có chịu nghe không mà đường đột nêu tội thì phạm tột Việt-tì-ni
Này Ưu-ba-li, nếu bị cáo có giới thể không thanh tịnh, kiến giả không thanh tịnh và mạng sống không chân chánh, nhưng mình không thấy, không rõ sự thật, nói không đúng lúc, nói thô lỗ, không nhã nhặn, giận dữ, không có lòng từ, mà nêu tội họ, thì phạm tội Việt-tì-ni.
Nhưng Ưu-ba-li, nếu bị cáo có giới thể không thanh tịnh, kiến giả không thanh tịnh và mạng sống không chân chánh, mình thấy đúng sự thật, vì lợi ích nói nhã nhặn, không thô lỗ, có từ tâm không giận dữ, nhưng không hỏi ý kiến bị cáo trước, bị cáo không ưng thuận, mà nêu tội, thì phạm tội Việt-tì-ni.
Lại nữa, người nào có năm tính xấu sau đây thì không được nêu tội người khác ở giữa chúng Tăng. Đó là: Thiên vị, giận dữ, sợ hãi, si mê và vụ lợi. Nếu ai có năm tính xấu này mà nêu tội người khác thì sau khi thân hoại mệnh chung, sẽ đọa vào đường ác, rơi xuống địa ngục.
Trái lại, người nào thành tựu năm pháp sau đây thì được nêu tội người khác. Đó là: Không Thiên vị, không giận dữ, không sợ hãi, không ngu si và không vụ lợi. Người nào thành tựu năm pháp này mà nêu tội người khác thì sau khi thân hoại mệnh chung được sinh vào đường thiện, được các bậc phạm hạnh ca ngợi.
Đó gọi là nêu tội53
---o0o---