Phân tích về những chất liệu dùng làm tháp, ta có: Tháp gỗ, tháp gạch, tháp đá, tháp cát, tháp bùn, tháp đất, tháp sắt, tháp đồng, tháp vàng, tháp bạc, tháp thủy tinh, tháp pha lê, tháp lưu ly, tháp ngọc, tháp châu báu và tháp hương.
1. Tháp gỗ: Tại Trung Quốc, hiện còn ngôi tháp gỗ xưa nhất, đó là ngôi tháp Thích-ca tại chùa Phật cung, huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, làm năm Thanh Ninh thứ 2 (1056) triều vua Liêu Đạo Tông, hình bát giác, gồm 5 tầng, cao
115m, kiến trúc rất kiên cố. Năm Nguyên Thuận Đế, tại huyện Ứng, bị động đất 7 ngày mà ngôi tháp này vẫn đứng yên bất động. Ngoài ra còn phải kể đến ngôi tháp do vua Ca-nị-sắc-ca kiến trúc và ngôi tháp ở chùa Vĩnh Ninh, thành Lạc Dương cũng đều là tháp gỗ.
2. Tháp gạch: Hiện nay, các nước Thái Lan, Miến Điện, Lào, Việt Nam, Tây Tạng những ngôi tháp hiện còn phần lớn là tháp bằng gạch. Tại chùa Tung Nhạc, Trung Quốc có ngôi tháp gạch 12 cạnh, cao 15 tầng, nền tháp rất cao, mái che trùng điệp, tráng lệ, hùng vĩ. Đây là một ngôi tháp kiến trúc rất nghệ thuật, cực kỳ giá trị.
3. Tháp đá: Tại Ấn Độ ngày xưa thường xây tháp bằng đá, như Ngôi Sơn Hà đại tháp. Ngoài ra, trong hang đá ở Vân Cương, Trung Quốc hiện còn một số ngôi tháp bằng đá.
4. Tháp cát: Trong phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, cũng như Kinh Luật Dị Tướng, quyển 44, đều có đề cập đến cố sự "Đồng tử vun cát làm tháp".
5. Tháp đất: Trong phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa cũng có kể đến loại tháp làm bằng đất, dùng để cúng dường Phật.
6. Tháp sắt: Sách Nhập Đường cầu pháp tuần Lễ ký chép: Tháng 9 năm lân Đức thứ 2 (665), đời Đường Cao Tông, tại chùa Pháp Vân có tạo một ngôi tháp bằng sắt gồm 7 tầng, cao 1 trượng.
7. Tháp đồng: Ngô Việt Vương là Tiền Hoàng Thục noi gương vua A Dục ngày xưa, khoảng năm Hiển Đức thứ 2 (955) cho đúc 84.000 cái tháp bằng đồng, cao chừng hai tấc Tây, mọi người đều ngợi khen là rất đẹp.
8. Tháp vàng: Phẩm Phương Tiện trong kinh Pháp Hoa từng đề cập đến loại tháp nầy.
9. Tháp bạc: Loại tháp cũng giống như tháp vàng ở trên, tương đối cũng ít thấy. Theo sách Xuất Tam Tạng Ký tập, quyển 8, cho biết một người Bà-la-môn từng tạo một ngôi tháp bạc trong nhà, cao 3 trượng, rộng 8 thước.
10. Tháp thủy tinh: Ở Nhật Bản, tại phường Phản Bản Thực Tạng, có ngôi tháo thờ Xá-lợi bằng thủy tinh, được kiến trúc rất nghệ thuật. Đó là quốc bảo của nước Nhật.
11. Tháp pha lê, xa cừ, mã não, lưu ly: Các loại tháp nầy cũng đều thấy có đề cập đến trong phẩm Phương Tiện và phẩm Bảo Tháp của kinh Pháp Hoa.
12. Tháp ngọc: Loại tháp nầy còn lại hiện nay rất ít. Năm Khang Hy thứ 49 (1709) đời nhà Thanh, vua Thánh Tổ từng sai thợ chuyên môn dùng 3 màu thạch ngọc vàng, xanh, trắng phối hợp điêu khắc một tòa tháp ngọc 8 tầng, cao độ 3 thước Tây, nghệ thuật điêu khắc rất tinh vi. Ngôi tháp nầy được xem như một thứ quốc bảo. Trải quan thế cuộc biến thiên, bảo vật nầy lưu lạc đến nước Mỹ và hiện nay nó được tàng trữ tịa Đại học Áo Lập Cương.
13. Tháp hương: Tức dùng hương tán nhỏ hòa với nưới mà nắn thành ngôi tháp nhỏ, cao chừng 1, 2 tấc Tây trở lên, trong tháp tôn trí những bản kinh chép tay để lễ bái cũng dường, gọi là "Pháp Xá-lợi".