Thể thức Tự tứ

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 103 - 104)

II. Những phương pháp dập tắt trah cã

02. Thể thức Tự tứ

Khi Tự tứ, vị Tỳ-kheo trưởng lão cao hạ nhất trong đại chúng nói lời Tự tứ trước nhất với một vị Tỳ-kheo tương đương với mình. Nhưng vị Tỳ- kheo thứ 2 này chỉ là đối tượng để hành lễ, còn nội dung lời Tự tứ thì nhằm đến toàn thể đại chúng. Lời Tự tứ như sau: Hôm nay là ngày chúng Tăng Tự tứ, tôi Tỳ-kheo …cũng Tự tứ. Nếu Trưởng lão và đại chúng Tăng thấy, nghe hay nghi tôi có tội, xin từ bi chỉ giáo. Nếu tự thấy mình có tội, tôi sẽ sám hối đúng pháp. Sau khi vị trưởng lão nói lời Tự tứ xong, thì tự mình làm người nhận Tự tứ để cho đại chúng tuần tự từ lớn đến nhỏ Tự tứ với mình. Tuy nhiên, nếu đại chúng đông đúc, thì có thể cử ra một hay hai người làm người nhận Tự tứ.

Người nhận Tự tứ phải hội đủ 5 đức tính: 1) Không thiên vị;

2) Không tức giận; 3) Không khiếp sợ; 4) Không ngu si;

5) Biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.

Người Tự tứ, dù là hàng Thượng tọa, trưởng lão cũng không được ngồi trên ghế Tự tứ, mà phải đến trước vị nhận Tự tứ, rồi tùy theo địa vị của mình hoặc đứng, hoặc quỳ gối Tự tứ, thì tất cả Tăng chúng cũng phải làm theo như thế.

Luật quy định không được làm Yết-ma Tự tứ trước mặt Tỳ-kheo ni, Thức xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni hay bạch y. Nếu vì một lý do nào đó mà bảo họ không đi, thì các Tỳ-kheo phải rời khỏi nơi ấy, đến chỗ họ không thấy, không nghe, làm Yết-ma Tự tứ. Trừ loài người chưa thọ đại giới, còn các loại khác thì Tự tứ trước chúng không có tội. Đây là trường hợp một trú xứ có 5 Tỳ-kheo trở lên đủ điều kiện để làm Yết-ma chúng pháp Tự tứ. Ngoài ra, nếu một trú xứ chỉ có từ 4 Tỳ-kheo trở xuống 2 Tỳ-kheo thì phải áp dụng thể thức đối thủ Tự tứ.

Sau cùng, nếu một trú xứ chỉ có một Tỳ-kheo thì thực hiện thể thức tâm niệm Tự tứ, tức là Tâm nghĩ, miệng nói: “Hôm nay ngày chúng Tăng Tự tứ, tôi Tỳ-kheo mỗ giáp thanh tịnh”.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)