Phân tích về 3 phá py

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 118 - 122)

II. Những phương pháp dập tắt trah cã

07- Phân tích về 3 phá py

Như chúng ta đã biết, Phật quy định Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni được sử dụng 3 y là: An-đà-hội, Uất-đa-la-tăng và Tăng-già-lê.

a) An-đà-hội là dịch âm tiếng Pàli Antarvasaka và được dịch nghĩa là Trung tước y hay Hạ y, vì nó là chiếc y mặc ở bên trong, và là chiếc y thấp kém nhất trong ba chiếc y. Ngoài ra, còn gọi là Tạp tác y, nghĩa là y mặc để làm các việc thông thường hàng ngày tại tu viện; nhưng khi họp chúng hay

đi ra ngoài thì không được mặc. Chiếc y này gồm có 5 điều về chiều ngang. Trong mỗi điều có hai khoảng: một dài, một ngắn. Khoảng dài gấp đôi khoảng ngắn. Về kích thước thì chiều dài 7 thước 2, chiều rộng 3 thước 6, như trước đã đề cập

Khi mặc y này đọc bài kệ:

"Thiện tai giải thoát phục, Vô thượng phước điền y.

Ngã kim đảnh đới thọ, Thế thế bất xả ly" (Lành thay áo giải thoát, Áo ruộng phước tối thượng,

Nay tôi kính tiếp nhận,

Đời đời không rời bỏ).73

b) Uất-đa-la-tăng (Uattarasanga) được dịch nghĩa là Trung giá y, tức giá trị của nó ở giữa hai y Thượng và Hạ. Căn cứ vào công dụng thì gọi là Nhập chúng y hay Chúng hội thời y, nghĩa là y mặc trong lúc họp chúng, thọ trai, nghe giảng, lễ bái, tụng kinh, tọa thiền, v.v... Y này gồm 7 điều về chiều ngang. Trong mỗi điều gồm 2 khoảng dài, một khoảng ngắn. Khoảng dài bằng 2 khoảng ngắn. Về kích thước thì chiều dài 9 thước, chiều rộng 5 thước 4 tấc (theo thước cổ của Trung Quốc).

Khi đắp y đọc bài kệ:

"Thiện tai giải thoát phục, Vô thượng phước điền y.

Ngã kim đảnh đới thọ, Thế thế thường đắc phi". (Lành thay áo giải thoát,

Áo ruộng phước tối thượng, Nay tôi kính tiếp nhận,

Đời đời thường khoác mặc).74

c) Tăng-già-lê (Sanghàti), Trung Quốc gọi là Tạp toái y, nghĩa là chiếc y có nhiều điều tướng, hay Đại y, nghĩa là chiếc y lớn nhất. Y này mặc lúc đi vào vương cung, vào làng khất thực, thăng tòa thuyết pháp, hàng phục ngoại đạo. Về kích thước, y này giống như y Uất-đa-la-tăng; nhưng về điều tướng thì gồm 9 bậc, được chia thành 3 cấp: hạ, trung và thượng. Trong mỗi cấp gồm 3 bậc như sau:

- Bậc hạ: 9 điều, 11 điều và 13 điều. Trong mỗi điều của 3 bậc này đều gồm 2 khoảng dài, một khoảng ngắn (giống như y Uất-đa-la-tăng).

- Bậc trung: 15 điều, 17 điều và 19 điều. Trong mỗi điều của 3 bậc này đều gồm 3 khoảng dài, một khoảng ngắn.

- Bậc thượng: 21 điều, 23 điều và 25 điều. Trong mỗi điều của 3 bậc này đều gồm 4 khoảng dài, một khoảng ngắn.

Như vậy, y Tăng-già-lê này ít nhất là 9 điều, nhiều nhất là 25 điều, dùng để tượng trưng cho phước điền của 25 cõi. Vả lại, tăng khoảng dài mà không tăng khoảng ngắn là nhằm nói lên ý nghĩa thánh tăng mà phàm giảm. Cho nên người mặc pháp phục này có sứ mạng làm lợi ích cho các loài hữu tình trong 25 cõi. Khi mặc pháp y này, đọc bài kệ:

"Thiện tai giải thoát phục, Vô thượng phước điền y. Phụng trì Như Lai mạng, Quảng độ chư chúng sinh".

(Lành thay áo giải thoát, Áo ruộng phước tối thượng,

Hóa độ mọi chúng sinh).75

Trên đây trình bày về 3 pháp y chính của Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Ngoài ra "Tỳ-kheo còn có hai thứ y phụ nữa" là:

1- Nê-hoàn-tăng, từ dịch âm của chữ Phạn Nivasana, có nghĩa là quần.

2- Tăng-kỳ-chi, từ dịch âm của chữ Phạn Samkaksika, có nghĩa là áo

lót.

Tỳ kheo ni cũng có 2 loại y phụ:

1- Quyết-tu-la, từ dịch âm của chữ Phạn Kusala, tức cái váy của phụ

nữ.

2- Tăng-kỳ-chi, ý nghĩa như trên, nhưng ở đây nhằm chỉ cho cái yếm hay cái nịt vú của phụ nữ.

Đó là các thứ y phục của những người đã thọ đại giới. Còn pháp phục của Sa-di và Sa-di-ni thì gọi là Man y (patta) hay Man điều, tức tấm vải nguyên không có điều tướng.

Khi khoác man y, đọc bài kệ:

"Đại tai giải thoát phục, Vô tướng phước điền y. Phi phụng như giới hạnh, Quảng độ chư chúng sinh".

(Lớn thay áo giải thoát, Áo ruộng phước vô tướng,

Kính mặc đúng giới hạnh, Hóa độ mọi chúng sinh).

Đến đây, có lẽ chúng ta đã hiểu thế nào là ý nghĩa, xuất xứ, công dụng v.v... của pháp phục mà Tăng chúng thường sử dụng. Tuy nhiên, nếu ai

muốn hiểu biết rộng hơn thì có thể xem thêm mục Y-kiền-độ (mục nói về y) trong các bộ luật Ngũ phần, Tứ phần, Thập tụng thuộc Đại Chính tạng, tập 22 và 23, cũng như các giới nói về y thuộc các bộ quảng luật Ma-ha-tăng-kỳ, Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ cùng nằm trong 2 tập kể trên.

---o0o---

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)