II. Những phương pháp dập tắt trah cã
04. Tự ngôn Tì-n
Khi Phật an trú tại thành Chiêm-bà, vào những ngày trăng tròn Bố-tát, các Tỳ-kheo tập hợp đông đủ để nghe Phật thuyết giới, nhưng Phật không thuyết. Thế rồi, sau ba lần cầu chỉnh của Tôn giả A-nan, Ngài nói: “Như Lai không thuyết giới trong khi chúng Tăng có Tỳ-kheo không thanh tịnh”. Lúc ấy, tôn giả Mục-liên liền vận dụng thiên nhãn thanh tịnh quan sát khắp chúng Tăng, khám phá một Tỳ-kheo phạm tội nhưng che giấu không phát lồ sám hối. Tôn giả liền đến khiển trách Tỳ-kheo ấy, rồi dùng sức mạnh nắm tay lôi vị ấy ra khỏi giới trường. Phật thấy thế nhắc nhở Mục-liên không được làm như vậy mà phải khiến cho người ấy nhận tội, rồi mới trừng phạt. Đoạn Phật dạy: “Từ nay, Ta vì các Tỳ-kheo chế định pháp Yết-ma Tự ngôn trị để dập tắt sự tranh cãi”.
Vấn đề nầy, Luật Tăng-kỳ nêu ra một nguyên nhân khác: Một hôm vào buổi xế chiều, La-hầu-la đi vào rừng để ngồi Thiền thì trông thấy một Tỳ- kheo đang quan hệ thân mật với một phụ nữ. Đồng thời Tỳ-kheo ấy cũng thấy La-hầu-la. Sợ rằng La-hầu-la sẽ tố cáo mình nên thầy đi về trước, đến chỗ Phật, tố cáo ngược lại rằng La-hầu-la làm đều phi phạm hạnh với phụ nữ. Khi La-hầu-la trở về, thầy cũng đem sự kiện vừa trông thấy trình bày với Phật. Thế rồi, để tỏ rõ sự công bằng, Phật bảo các Tỳ-kheo làm Yết-ma Tự ngôn trị cho cả 2 người.
Tự ngôn nghĩa là tự nói ra việc phạm tội của mình và đề nghị một mức độ hình phạt thích hợp.