II. Những phương pháp dập tắt trah cã
19. THÁP Ý NGHĨA VÀ CÔNG DỤNG
Tiếng Phạn Sthùpa, tiếng Pàli Thùpa, dịch âm là Tốt-đổ ba, Tô-thâu-bà;
lược dịch là Tháp-bà, Phật-đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn, lăng mộ, linh miếu v.v...
Ban đầu, Sthùpa dùng để chỉ cho những chỗ được kiến tạo để thờ Xá- lợi của Phật, nhưng về sau nó được dùng lẫn lộn với Chi-đề (Cetiya: điện thờ).
Ma-ha-tăng-kỳ Luật, quyển 33 và Pháp Hoa Nghĩa Sớ, quyển 11, quy định rõ: Phàm nơi nào có Xá-lợi của Phật thì gọi là Chi-đề. Căn cứ vào đây thì 8 ngôi tháp tôn trí Xá-lợi của Phật tại Câu-thi-na, Ma-Kiệt đà v.v..., mới đích thực là Thùpa (tháp). Ngoài ra, các ngôi tháp nơi Phật đản sinh tại thành Ca-tì-la-vệ, ngôi tháp chỗ Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ-đề, ngôi tháp chỗ Phật chuyển pháp luân tại vườn Lộc Uyển, ngôi tháp chỗ Phật hiện thần thông tại tỉnh Kỳ Viên, ngôi tháp có 3 cấp báu bên thành khúc Nữ, ngôi tháp chỗ để kinh Đại-thừa trong núi Kỳ-xà-quật, ngôi tháp tại rừng Am-la- vệ, nơi Duy Ma Cật thị hiện bệnh, ngôi tháp chỗ Phật Niết-bàn trong rừng Sa-la, (8 linh tháp lớn này) đều thuộc về Chi-đề.
Nguyên ủy về việc tạo tháp bắt đầu từ thời đức Phật. Thập Tụng Luật, quyển 56 chép: Trưởng giả Tu Đạt từng xin tóc và móng tay của Phật về xây tháp để cúng dường. Ngoài ra, Ma-ha-tăng-kỳ luật, quyển 33 chép: Vua Ba- tư-nặc noi gương Phật, kiến tọa tháp Phật Ca-diếp để lễ bái, cúng dường hằng ngày.
Sau khi Phật nhập diệt, Bà-la-môn Hương Tánh chia xá lợi của Phật cho 8 nước; rồi các vị quốc vương rước xá lợi ấy về nước xây tháp cúng dường. Đó là lịch sử xây dựng đầu tiên sau khi Phập Niết-bàn.
Ngoài ra, theo A-dục Vương truyện, quyển 1 và Thiện kiến Luật Tì-bà- sa, quyển 1, đều chép rằng: khoảng 200 năm sau Phật nhập diệt, vua A-dục
trị vì nước Ma-kiệt-đà đã xây dựng 84.000 ngôi bảo tháp trong vương quốc của mình.