II. Những phương pháp dập tắt trah cã
04. nghĩa của phá py
Trong chương Y bát danh nghĩa nói rằng, y của Sa môn có 3 cái tiên (thấp kém):
1- Đao tiện: Vì dùng dao cắt rọc thành từng miếng nhỏ để may ghép lại.
2- Sắc tiện: Vì không thuộc màu sắc chính.
3- Thể tiện: Vì đây là loại vải hay y phục mà người đời đã vứt bỏ. Sở dĩ phải cắt thành miếng ra may là để cho bọn trộm cướp khỏi lấy; phải nhuộm cho hoại sắc (mất màu sắc chính) là để cho khác với ngoại đạo; nhặt y người ta bỏ đem về dùng là để đỡ mất thì giờ và tốn hao sức lực.
Điều tướng của pháp y dùng số lẻ chứ không dùng số chẵn. Vì mục
đích của Sa môn là nuôi lớn đức nhân từ, giống như Dịch lý dùng số dương
Pháp y có điều bức dài ngắn, là bắt chước các bờ ruộng, tùy theo mực nước cao thấp mà đắp bờ khác nhau.
Do đó, pháp y được gọi là phước điền y, là nhằm nói lên ý nghĩa: Thửa ruộng ở thế gian chứa nước làm cho lúa sinh trưởng tốt tươi, để nuôi dưỡng sắc thân thọ mạng. Còn thửa ruộng pháp y chứa nước 4 lợi ích, làm tăng thêm ba thiện căn, để nuôi lớn pháp thân tuệ mạng. Vì thế, nghiêm trì giới luật là bản chất của Thích tử, đầu cạo, y nhuộm là biểu tượng của thiền gia.
Phật dạy: "Tỳ-kheo đi đâu cũng phải đem theo 3 y và bát như chim đi đâu cũng mang theo đôi cánh. Thế nên, phải giữ 3 y như giữ da thịt, giữ bát như giữ đôi mắt; phải tôn kính 3 y, xem đó như ngôi tháo thờ Phật".
Bởi lẽ, tiêu xí của Phật có 2 thứ là pháp phục (y hoại sắc) và bát "(ứng khí). Pháp phục sở dĩ không có cổ là nhằm tiêu biểu cho phục sức giải thoát. Bát sở dĩ không có đế là để biểu thị cho sự tế độ khôn lường. Ai thọ trì hai vật này thì trên đồng với chư Phật, dưới tế độ quần sinh, khiến cho người
nào trông thấy đều biết đó là hình ảnh của bậc xuất thế.64
Luật Tát-bà-đa nói: "Vì muốn biểu thị diệu pháp chưa từng có nên chế ra ba y. Vả lại, 96 phái ngoại đạo đều không có hình thức của ba y này, cho nên chế ra như thế để khác với ngoại đạo".
Chương Phục nghi nói: "Nói tóm lại, ba y không gì khác hơn là "Thuyền bè đưa qua khỏi biển khổ, thềm thang bắt sang bờ sinh tử". (Tiệt khổ hải chị chu hàng, di sinh nhai chi thê đăng).
Kinh Giới đàn nói: "Ba y nhằm đoạn trừ ba độc:
1- Ngũ điều hạ y dùng để đoanh trừ cái thân tham luyến. 2- Thất điều trung y dùng để đoạn trừ cái miệng giận dữ.
3- Đại y thượng y dùng để đoạn trừ cái tâm si mê"65.
Ngoài ra, mặc loại pháp y này còn được bốn sự lợi ích sau đây: 1- Tư thân vi đạo: Hỗ trợ cho cái thân (nhờ ẩm thực) để dễ tu hành. 2- Dưỡng thân trung trùng: Để các tế bào trong cơ thể được yên ổn.
3- Sinh thí giả phúc: Tạo phước lành cho người bố thí.
4- Phá ngạ ngoại đạo: Phá bỏ cái lối nhịn đói (cực đoan) của ngoại
đạo.66