II. Những phương pháp dập tắt trah cã
06- Màu sắc, kích thước và chất liệu của phá py
a) Màu sắc:
Trong giới Ba-dật-đề thứ 60 của Tỳ-kheo thuộc luật Tứ phần, Phật quy định: Khi Tỳ -kheo có y mới thì phải dùng ba màu xanh, đen và mộc lan
(nước vỏ cây mộc lan) nhuộm cho hoại sắc, hoặc dùng một trong ba màu ấy nhuộm rồi mới mặc.
Màu xanh, tức là màu đồng xanh hay màu lam. Màu đen, tức là màu đen bùn hay màu đà đậm. Và màu mộc lan, tức là màu đỏ nhiều đen ít hay màu vàng sậm. Mặc các màu này là để tránh 5 màu chính như luật Ngũ phần đã trình bày. Một hôm, có một Tỳ-kheo đến bạch với Đức Phật: "Xin Thế Tôn cho phép chúng con mặc y thuần màu xanh, vàng, đỏ, trắng hoặc đen". Phật liền dạy? "Y màu thuần đen là y của sản phụ mặc. Nếu ai mặc y màu thuần đen thì phạm tội Thâu-lan-giá, còn mặc bốn màu kia thì phạm tội Đột- cát-la69
b) Kích thước:
Về kích thước của y, trong giới Ba-dật-đề thứ 90 thuộc luật Tứ phần, đức Phật dạy: "Nếu Tỳ-kheo may y thì phải may bằng cỡ y của Phật. Nếu may quá cỡ ấy thì phạm tội Ba-dạ-đề. Ở đây, cỡ y của Phật là dài bằng 9 gang tay của Ngài, rộng bằng 6 gang tay. Đó là cỡ y của Phật". Nhưng ở một chỗ khác thì quy định cụ thể về kích thước của ba y, đó là: Y An-đà-hội dài 4 khuỷu tay, rộng 2 khuỷu tay (dài 7 thước 2, rộng 3 thước 6);
Y Uất-đa-la-tăng và y Tăng-già-lê dài 5 khuỷu tay, rộng 3 khuỷu tay
(dài 9 thước, rộng 5 thước 4).70
Thước được nói ở đây tức là loại thước ngày xưa của Trung Quốc
c) Chất liệu:
Khi Phật an trú tại thành Vương Xá thì được Kỳ Vức (Jivaka) cung thỉnh Ngài cùng chư Tăng về nhà thọ trai, rồi ông cúng dường cho đức Thế Tôn một chiếc y quý giá nhất trong tất cả mọi chiếc y. Đồng thời Kỳ Vức cũng xin Phật cho phép các Tỳ-kheo được nhận y do thí chủ cúng dường, và Phật đã chấp thuận. Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh rằng những ai ít muốn, biết đủ, mặc y phấn tảo vẫn đáng được khen ngợi hơn. Ngoài ra, y phấn tảo được kể đến bao gồm 10 loại sau đây:
1-Loại y phục cũ khi nhà vua lên ngôi thay y phục mới, đem vất bỏ; 2- Loại y phục tại bãi tha ma;
4- Loại y phục tại nơi đường hẻm;
5- Loại y phục khi cô dâu về nhà chồng bỏ lại;
6- Tấm vải trải giường trong đêm tân hôn (hiển tiết tháo y); 7- Loại y phục mà người đàn bà sau khi sinh con, đem vứt; 8- Loại y phục do bò nhá;
9- Loại y phục do chuột cắn;
10- Loại y phục bị cháy sém.71
Đó là nói về xuất xứ của y vào lúc Phật mới bắt đầu thành lập Tăng đoàn. Nhưng về sau, pháp y của Tăng chúng chủ yếu là do thí chủ phát tâm cúng dường bằng những sản phẩm thông thường mà họ có sẵn. Nói chung, những sản phẩm ấy miễn là không quá xa hoa hay quá thô kệch, phù hợp với nếp sống thanh bần lạc đạo của người tu sĩ, và không bị người đời đàm tiếu là được.
Tuy nhiên, về chất liệu làm y, luật Ngũ phần kể lại một trường hợp như sau: Có những Tỳ-kheo muốn dùng y bằng tóc, bằng da nai, da dê, lông chim, lông ngựa, lông đuôi bò, hoặc bằng cỏ, vỏ cây, lá cây v.v..., đến thưa với Phật, bị Phật khiển trách: "Các ông là những kẻ ngu si, muốn làm theo nề nếp của ngoại đạo. Tất cả những thứ mà ngoại đạo dùng đều không được
sử dụng. Nếu ai sử dụng thì phạm tội Thâu-lan-giá.72
Tất nhiên, ngày nay khác xưa rất nhiều, mọi quy định đều có thể uyển chuyển áp dụng, miễn làm sao sống đúng nguyên tắc "tam thường bất túc" và thuận tiện cho đời sống giải thoát là tốt.