KIẾT HẠ AN CƯ

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 95 - 98)

II. Những phương pháp dập tắt trah cã

14. KIẾT HẠ AN CƯ

Lâu nay đã có một số bài viết đề cập đến vấn đề An cư, nhưng các bài ấy đôi khi trình bày kỹ về phương diện này mà sơ lược về phương diện khác, khiến cho độc giả khó có cái nhìn nhất quán. Để giúp độc giả nắm được nội dung một cách khái quát, chúng tôi xin trở lại vấn đề này một lần nữa.

Truyền thống An cư vào mùa mưa là truyền thống mà các tu sĩ Bà-la- môn giáo đã thực hành từ xưa ở Ấn Độ. Nhưng đến khi Phật giáo xuất hiện, chế độ này đã dần dà biến thành một sắc thái sinh hoạt đặc biệt của Phật giáo. Danh từ Pàli “Vassa” Trung Quốc dịch là Vũ kỳ, tức là mùa mưa, hoặc gọi là Vũ An cư, tức là An cư vào mùa mưa. Đó là một chế độ tu hành của các Tăng sĩ. Chế độ này còn gọi là: Hạ An cư, Tọa hạ, Kiết hạ, Nhập hạ v.v…Vì tại Ấn Độ, đến mùa mưa, côn trùng, cây cỏ sinh trưởng và phát triển, nếu các Tu sĩ đi lại quá nhiều, dẫm đạp côn trùng và cây cỏ, sẽ bị dân chúng chỉ trích. Do đó, vào mùa này, đức Phật quy định những đệ tử xuất gia phải ở yên một chỗ, thứ nhất là tránh làm hại côn trùng, cây cỏ, thứ hai là dồn mọi nỗ lực cho sự tu học.

Theo truyền thống Bắc phương, Tăng sĩ bắt đầu nhập hạ vào ngày 01

tháng Àsàdha(A-sa-xá), tương đương 16 tháng tư âm lịch, và giải hạ vào

ngày 30 tháng Bhàdrapada(Bà-đạt-la-bát-đà), tương đương với rằm tháng 7

âm lịch. Truyền thống này căn cứ vào kinh Vu Lan. Theo kinh này, ngày rằm tháng 7 là ngày giải hạ, ngày chư Tăng tự tứ. Nếu năm nào có các tháng 4,5 và 6 âm lịch nhuần, ngày kiết hạ phải dời lui một tháng. Nghĩa là kể từ ngày nhập hạ đến rằm tháng 7 là vừa tròn 3 tháng. Theo truyền thống Phật giáo nam Phương, kiết hạ ngày 16 tháng 6 ân lịch và giải hạ ngày 15 tháng 9 âm lịch.

Thời gian kiết hạ An cư thông thường được chia thành hai đợt, gọi là tiền An cư và hậu An cư. Bắt đầu nhập hạ ngày 16 tháng tư, gọi là tiền An cư; bắt đầu nhập hạ vào ngày 17 tháng tư đến 16 tháng 5, gọi là hậu An cư. Dù là tiền An cư hay hậu An cư, tất cả là lễ Tự tứ giải hạ vào ngày rằm tháng 7. Nhưng, những người hậu An cư, sau ngày Tự tứ, vẫn phải tiếp tục ở lại tu học cho đủ thời gian ba tháng mới được phép rời khỏi trú xứ.

Tất cả 5 chúng xuất gia: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thức xoa Ma na, Sa di, Sa di ni, đều có bổn phận An cư. Khi bắt đầu nhập hạ, thầy Tỳ-kheo phải tác bạch với một vị Tỳ-kheo tôn túc, đức hạnh khác, nói lên nguyện vọng mình. Thể thức này gọi là đối thủ An cư. Tuy nhiên, nếu tại những nơi xa xôi, không có các bậc tôn túc để y chỉ, thầy Tỳ-kheo đang hành đạo một mình, thì có thể thực hiện thể thức tâm niệm An cư. Theo thể thức này, thầy Tỳ- kheo y phục chỉnh tề, đến trước bàn Phật, thành kính nói lên ba lần nguyện vọng An cư của mình thì sự An cư được coi như là có hiệu lực. Phương thức này chỉ dành cho Tỳ-kheo mà thôi, bốn chúng kia, theo luật quy định, vì phải nương tựa Tỳ-kheo để An cư, do đó, không có vấn đề tâm niệm An cư. Mặc dù ngày nay, việc áp dụng các thể thức này khá linh động, nhưng đối

với những việc làm không đúng theo Phật chế, chúng ta phải dè dặt, cẩn thận chứ không nên xem đó là một sự tự nhiên.

Phần lớn các kinh điển đều nhất trí công nhận lần An cư đầu tiên của đức Phật và Thánh chúng là tại vườn Lộc Uyển. Luật Thiện Kiến Tỳ-bà-sa còn cho biết, con vua A Dục là Sản Đà cùng với các Tỳ-kheo đã An cư 3

tháng tại Kantaka (Ca-na-ca), núi Cetyyagiri (Chi-đế-da), ở Tích Lan.

Truyền thống này còn được tiếp tục thực hiện nghiêm túc tại Tích Lan cũng như các nước Phật giáo Nam phương cho đến ngày nay.

Trong thời gian An cư, Luật không cho phép các Tỳ-kheo tự do ra ngoài trú xứ. Trừ những Phật sự cần thiết như việc truyền giới, hóa đạo, chứng trai, từ thiện v.v…, thầy Tỳ-kheo mới được phép rời khỏi trú xứ trong vòng 7 ngày, nhưng phải thưa trước với một Tỳ-khoe khác trước khhi ra đi. Nếu thời gian lâu hơn 7 ngày- và tối đa là một tháng, như hai bộ Luật Tứ Phần và Ngũ phần đã ghi rõ - thầy Tỳ-kheo phải tác bạch giữa đại chúng, và khi Tăng chúng làm Yết-macho phép mới được ra đi. Nhưng khi ra ngoài trú xứ quá một tháng mà chưa trở về lại tiếp tục tu học, thì sự An cư của mình bị xem như dang dở, không thành tựu, nghĩa là mất hạ. Điều này nhắc nhở chúng ta phải thận trọng trong lúc linh động vận dụng, và không nên quá sốt sắng đối với những công tác Phật sự đến nỗi quên đi mục đích chính của người xuất gia là giác ngộ và giải thoát.

Luật quy định chỗ An cư cần có 5 điều kiện: 1/ Không quá xa dân chúng; 2/ Không quá gần dân chúng; 3/ Không có các loại độc trùng; ác thú gây trở ngại; 4/ Có thầy để y chỉ; 5/ Phương tiện ẩm thực tương đối thuận lợi. Ngày nay có lẽ ít có trường hạ nào hội đủ những điều kiện lý tưởng này.

Trong lúc An cư, nếu không gặp những trở ngại, mà thầy Tỳ-kheo tỳ ý rời khỏi trú xứ đi đến một nơi khác thì bị xem như phá hạ, phá An cư. Nghĩa là tự mình làm cho An cư mất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tại nơi ấy xảy ra 10 trở ngại (nạn) sau đây, thì thầy Tỳ-kheo được phép rời khỏi chỗ ấy đi chỗ khác mà không bị xem là phá hạ. Mười nạn đó là: 1/ Nạn thú dữ; 2/ Nạn rắn độc; 3/ Nạn lửa; 4/ Nạn nước; 5/ Nạn vua quan; 6/ Nạn giặc; 7/ Nạn thiếu thực phẩm; 8/ Nạn người nữ làm trở ngại sự tu hành; 9/ Nạn người thân gây phiền toái; 10/ Nạn phá hòa hợp Tăng.

Ngày kết thúc An cư gọi là giải hạ, giải chế, mãn hạ v.v…Theo Luật Tứ Phần, khi chấm dứt An cư, Tăng chúng cần làm bốn việc: Tự tứ, giải giới (giải tỏa những cương giới được thiết lập trong lúc An cư); Kiết giới (quy

định lại các cương giới tại trú xứ); và thọ y công đức. Tự tứ nghĩa là thánh khẩn thỉnh cầu đại chúng chỉ bảo những lầm lỗi để mình sám hối cho thanh tịnh. Nhưng thực tế, sự chỉ lỗi trong dịp Tự tứ ít khi xảy ra. Vì mỗi người đã tự kiểm điểm, và nếu có lỗi thì cũng đã sám hối trở nên thanh tịnh. Do vậy, ngày Tự tứ cũng gọi là ngày chư Phật hoan hỷ. Vì sau 3 tháng nỗ lực tu học, các đệ tử xuất gia của Phật phần lớn đều đạt được những thành quả tốt đẹp.

Sau ngày An cư viên mãn, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni đều được một tuổi pháp gọi là pháp lạp hay hạ lạp. Đó là tiêu chuẩn để phân biệt thứ tự lớn nhỏ của người xuất gia. Nếu như hầu hết Tăng Ni đều trân trọng, cung kính thực hiện nghiêm chỉnh việc An cư, thì đó là dấu hiệu chứng tỏ sự hưng thịnh của Đạo pháp.

---o0o---

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)