Đầy Tớ Trốn Chủ

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 74 - 76)

III. Các trường hợp chỉ trích mà không phải phá tăn g: 01 Các Tỳ-kheo tu giáo, tu thiền chỉ trích lẫn nhau:

13. Đầy Tớ Trốn Chủ

Bấy giờ có một người đầy tớ của dòng họ Thích trốn chủ, đến tịnh xá xin xuất gia. Các Tỳ-kheo liền thế độ cho y. Do thế, bọn đầy tớ còn lại khi được chủ nhà phân công công việc, chúng không chịu phục tùng mà hậm hực nói: “Tôn già Xiển Đà mà còn xuất gia, thì tôi đây luyến tiếc thứ gì, thà đi xuất gia sẽ được người ta lễ bái, cung kính, cúng dường”. Sau khi xảy ra việc này, đức Phật cho tập hợp các Tỳ-kheo và quy định: “Kể từ nay những kẻ nô bộc nào trốn chủ thì không nên cho xuất gia. Nhưng nếu đã xuất gia thì không nên đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, cho họ thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni.

Ngoài những trường hợp đặc biệt kể trên còn có các trường hợp khác như những người bị dị tật bẩm sinh, bị tật nguyền do tai nạn, hoặc vì phạm pháp mà không chịu nhục hình thành ra tàn khuyết v.v…, cụ thể như là:

14/ Bị chặt tay; 15/ Bị chặt chân;

16/ Bị chặt cả tay chân; 17/ Bị cắt tai;

19/ Bị cắt cả tai mũi; 20/ Bị mù; 21/ Bị điếc; 22/ Bị mù lẫn điếc; 23/ Bị câm; 24/ Bị quẻ;

25/ Vừa câm vừa què; 26/ Bị đánh có sẹo; 27/ Bị đóng dấu; 28/ Bị rút gân; 29/ Bị bong gân; 30/ Bị còng lưng; 31/ Thân thể dị dạng;

32/ Hình dáng xấu xí, đều không nên cho xuất gia; nhưng nếu đã xuất gia không nên đuổi đi. Vị Tỳ-kheo nào độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni.

Trên đây chúng tôi đã soạn thuật về 32 già nạn đối với người xuất gia theo Luật Ma-ha-tăng-kỳ, quyển 23. Trong số đó, có người phạm tội ngũ nghịch như giết mẹ; có người vi phạm đạo đức như phá tịnh hạnh của Tỳ- kheo-ni, lừa đảo, đầy tớ trốn chủ; có người vi phạm luật pháp như quan viên tại chức bỏ nhiệm sở; có người thiếu những điều kiện cần thiết như già quá hay trẻ quá; ngoài ra những người còn lại đều do các khiếm khuyết về cơ thể mà thuật ngữ chuyên môn gọi là lục căn bất túc (6 cơ quan không hoàn chỉnh). Tuy những trường hợp kể trên được ghi lại từ thời đức Phật, cách nay hơn 25 thế kỷ, nhưng ngày nay chúng vẫn còn giữ nguyên giá trị hiện thực. Do thế, khi chọn người xuất gia, thiết nghĩ chúng ta không thể làm một cách tùy tiện mà phải cân nhắc cẩn thận. Vì người xuất gia vốn là biểu tượng của Thánh chúng, trưởng tử của Như Lai, Đạo sư của trời người, là tượng

trưng cho đạo đức và giải thoát. Nếu vị thầy bất cẩn, cho những người thiếu phẩm chất đạo đức và thân thể khiếm khuyết xuất gia, thì không những vi phạm những điều Phật chế mà còn làm cho thanh danh của Giáo hội bị tổn thương, uy tín của Tăng đoàn bị hoen ố, và khó tránh khỏi sự hủy nhục của người đời.

---o0o---

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)