II. Những phương pháp dập tắt trah cã
08. Triển hạn Tự tứ
Đến ngày Tự tứ mà gặp một trong hai trường hợp như sau đâu thì có thể hoãn ngày Tự tứ:
a) Nếu tại trú xứ nào có thì chủ cúng dường tứ tự đầy đủ, tăng chúng sống an lạc, tinh cần hành đạo, đạt nhiều tiến bộ, mà toàn thể Tăng chúng muốn kéo dài thêm thời gian tu học, thì Tăng nên làm yết-ma Bố-tát, rồi triển hạn thêm nửa tháng hoặc tối đa là một tháng nữa mới Tự tứ; miễn là thời gian an cư không kéo dài hơn 4 tháng là được.
b) Trong trường hợp nội bộ Tăng chúng đang có sự bất hòa, nếu cứ tiến hành Tự tứ thì không những bất thành, mà còn có thể dẫn đến sự phá Tăng, khi ấy Tăng nên triển hạn thêm nửa tháng hay một tháng để giải quyết sự bất hòa rồi mới Tự tứ. Nếu đã hoãn đến hai lần Bố-tát, tức là một tháng, mà Tăng vẫn chưa hòa hợp, thì những Tỳ-kheo thanh tịnh cùng chí hướng nên
dẫn nhau ra ngoài trú xứ, kết tiểu giới để Tự tứ. Đó là những lý do để triển hạn Tự tứ.
Tóm lại, người xuất gia mang hoài bão phát túc siêu phương, thượng cầu, hạ hóa, tự nhận mình là con Phật, mà đức Phật là bậc Điều Ngự sư, lẽ đương nhiên mình phải cố gắng làm sao để xứng danh là một Điều Ngự tử. Do vậy, phải luôn luôn kiểm điểm chính mình, khắc phục nội chướng, ngoại ma trong từng hoi thở, chứ không phải đợi hết 3 tháng hạ mới thỉnh cầu các pháp hữu chỉ điểm những sai trái mà mình đã vấp phải. Bởi thế, phương thức Tự tứ, ngoài ý nghĩa biểu thị tinh thần tương ái tương thân, đồng cam cộng khổ, sách tấn lẫn nhau, còn là một khẳng định thành quả tu học của bản thân mỗi người, nên lòng đầy dũng cảm, không e ngại sự phê phán hay chỉ trích của bất cứ ai. Vì lẽ, trong những ngày qua mình đã sống nghiêm túc tinh tấn, nỗ lực vượt qua mọi chướng ngại của nội tâm cũng như ngoại cảnh để tiến đến chỗ hoàn thiện, giải thoát, mục đích mà mọi người con Phật đều khát khao hướng đến.
---o0o---