Đề-bà-đạt-đa phá pháp luân Tăng

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 44 - 47)

Sự kiện Đề-bà phá Tăng có nhiều kinh luật đề cặp, nhưng Thập Tụng Luật trình bày khá chi tiết và rõ ràng hơn cả, tóm lược như sau: Điều-đạt (Đề-bà-đạt-đa) phát tâm xuất gia với thiện chí trong 12 năm đầu tu hành tinh

tấn, nhưng sau đó ưa thích phép thần thông, phế bỏ chánh đạo. Thầy muốn đảo chánh Phật để giành quyền lãnh đạo chúng Tỳ-kheo, bèn cấu kết với vua A-xà-thế, xúi giục vua sát hại phụ vương để đoạt ngôi báu, ông thuyết phục như sau:

- Người giết cha, ta giết Phật; người sẽ làm vua nước Ma-kiệt-đà, ta sẽ làm Phật. Bấy giờ, nước Ma-kiệt-đà này sẽ có một vị vua mới và một vị Phật mới, như thế chẳng khoái sao? Thế rồi, Điều-đạt bàn bạc cùng bốn đệ tử thân tín là Cụ-già-lê, Càn-đà-phiêu, Ca-lưu-la-đề-xá và Tam-văn-đạt-đa, đoạn Thầy đến thưa với đức Phật: “Bạch Thế Tôn! Thế Tôn tuổi tác đã cao, nên giao chúng Tăng lại cho con. Thế Tôn chỉ cần hưởng thụ pháp lạc hiện tại, để Tăng chúng cho con lãnh đạo”.

Phật dạy: “Này Điều-đạt, Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên có đại trí tuệ và thần thông như thế, Ta còn không giao chúng Tăng cho họ thay, huống chi ngươi là người ngu, là cái thây ma mà Ta lại giao chúng Tăng cho ngươi sao?”

Bị Phật bác bỏ thẳng thừng ý đồ đen tối của mình, Điều-đạt bèn bàn với 4 đệ tử tâm phúc như sau: “Ta với các ngươi hãy cùng nhau phá hòa hợp Tăng, hoại pháp luân của Sa-môn Cù-đàm; làm như thế, chúng ta sẽ nổi tiếng là những người đã phá hòa hợp Tăng, hoại pháp luân của Phật”.

Vì đã rắp tâm như thế, Điều-đạt liền xướng xuất 5 điều phi pháp sau đây: 1) Tỳ-kheo suốt đời mặt y phấn tảo (loại vải nhặt được); 2) Tỳ-kheo suốt đời sống theo hạnh khất thực; 3) Tỳ-kheo suốt đời mỗi ngày chỉ ăn một bữa; 4) Tỳ-kheo suốt đời phải ngủ ngoài trời; 5) Tỳ-kheo suốt đời không ăn thịt.33

Trong 5 điều trên, chỉ có điều 5 là khác với Phật, vì Phật cho phép Tỳ- kheo được ăn tịnh nhục nếu như không thấy, không nghe và không nghi người ta giết thịt con vật để cùng cho mình. Bốn điều còn lại Phật cũng đã quy định nhưng được áp dụng một cách uyển chuyển hơn. Ở đây, thâm ý của Điều-đạt là muốn làm nổi bật hơn đức Phật nên quy định những điều khắt khe để gây sự chú ý và thán phục của mọi người.

Trên đây là tường thuật của Luật Thập Tụng, còn Luật Ma-ha-tăng-kì ghi nhận như sau: “Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, Đề-bà-đạt-ma vì muốn phá sự hòa hợp của Tăng đoàn nên đối với 12 bài tựa của giới kinh, 4 Ba-la-di, 13 Tăng-già-bà-thi-sa, 2 pháp Bất định, 30 Ni-tát-kì-ba-dạ-đề, 92 Ba-dạ-đề, 4 Ba-la-đề-xá-ni, các pháp chúng học, 7 pháp Diệt tránh, các pháp

Tùy thuận v.v… những gì Phật không chế thì thầy chế thêm, những gì Phật đã chế thì thầy khuếch đại. Cũng như đối với 9 thể loại của kinh mà người tại gia, xuất gia điều thực hành, thầy đều tạo ra những câu khác, những chữ khác, những ý nghĩa khác và những lời văn khác để tự mình đọc tụng và dạy người khác đọc tụng. Thế rồi, được các Tỳ-kheo khuyên can thầy vẫn không thèm nghe, và được Phật bảo các Tỳ-kheo khuyên can đến 3 lần, thầy vẫn không từ bỏ, nên Phật đã chế định giới Tăng tàn thứ 10 về việc phá hòa hợp

Tăng”34

Những vấn đề vừa nêu được Tứ Phần Luật đúc kết thành 18 khía cạnh dẫn đến phá Tăng như sau:

1. Việc như pháp mà bảo rằng phi pháp. 2. Việc phi pháp mà bảo rằng như pháp.

3. Việc đúng luật mà cho rằng không đúng luật. 4. Việc không đúng luật mà cho rằng đúng luật. 5. Phạm tội mà cho rằng không phạm tội.

6. Không phạm tội mà cho rằng có phạm. 7. Tội nhẹ mà cho rằng tội nặng.

8. Tội nặng mà cho rằng tội nhẹ.

9. Tội có thể sám hối mà cho rằng không thể sám hối. 10. Tội không thể sám hối mà cho rằng có thể sám hối. 11. Tội thô ác mà cho rằng không thô ác.

12. Tội không thô ác mà cho rằng thô ác

13. Việc thường làm mà cho rằng việc không thường làm. 14. Việc không thường làm mà cho rằng thường làm. 15. Phật có chế định mà cho rằng Phật không có chế định.

16. Phật không có chế định mà cho rằng Phật có chế định. 17. Phật có dạy mà cho rằng Phật không dạy.

18. Phật không dạy mà cho rằng Phật có dạy.35

01. Nguyên nhân thúc đẩy Đề-bà-đạt-đa phá Tăng.

Ngoài nguyên nhân ưa chuộng các phép thần thông như Luật Thập Tụng đã đề cập, Kinh Tăng Chi Bộ, Phật còn nêu ra những nguyên nhân khác đã thúc đẩy Đề-ba-đạt-đa phá Tăng như sau: “Này các Tỳ-kheo, khi lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng khởi lên sẽ đem đến bất hạnh cho bản thân mình và cho những người xung quanh. Cũng vậy, chỉ vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng sinh khởi mà Đề-bà-đạt-đa tối mắt, gây ra việc phá hòa hợp Tăng, và

do việc này đưa đến tai hại cho bản thân và nguy hại cho cả Tăng đoàn”.36

02. Quả báo mà Đề-bà-đạt-đa phải nhận lấy

Sau khi không đạt được tham vọng lãnh đạo Tăng chúng, Đề-bà-đạt-đa càng trở nên bướng bỉnh và không chịu nghe lời khuyên can của bất cứ ai, Phật đã tuyên bố về trường hợp Đề-bà-đạt-đa với các Tỳ-kheo: “Đề-bà-đạt- đa phải sinh vào đọa xứ, sinh vào địa ngục cho đến một kiếp không thể cứu độ được. Vì Ta không thấy có một điểm trắng (pháp thiện) nào, dù nhỏ như đầu sợi lông đuôi ngựa ở nơi Đề-bà-đạt-đa, nên ta tuyên bố như vậy. Ví như một người bị rơi vào trong hố phân sâu ngập lút đầu, trên thân người ấy dính đầy phân không sót một chỗ nào, nên dù ai có từ tâm muốn cứu anh ta cũng

không có một chỗ nào nắm anh ta vớt ra khỏi hố phân”.37

Cái ví dụ nêu trên tuy không được thẩm mỹ cho lắm, nhưng nó rất thực tế, bình dị và dễ hiểu. Thú thực, ngày trước mỗi lần đọc đến chỗ này, tôi rất áy náy nghĩ rằng đức Phật vì bực tức Đề-bà-đạt-đa chống mình nên nguyền rủa thầy cho bỏ ghét. Nhưng ý nghĩ đó hoàn toàn sai lầm, vì lẽ “chúng ta đã dùng cái kiến giải ô uế (của chúng sinh) mà đo đạc tâm thanh tịnh của đức Như Lai” (Ngã kim vọng dĩ uế độ kiến, lãi trắc Như Lai thanh tịnh tâm). Thực ra không phải vậy, vì đức Phật đã đạt được Thánh trí, chứng đắc Tam minh, nên Ngài chỉ trình bày các sự kiện đúng theo luật nhân quả cho chúng ta biết, hễ gieo nhân nào thì gặp quả ấy; ai làm điều bất thiện chắc chắn sẽ nhận lấy hậu quả tương ứng với hành vi mà mình đã gây ra, chứ không thể nào khác được.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)