II. Những phương pháp dập tắt trah cã
04. Hai chúng cùng Tự tứ một chỗ
Nếu hai chúng cùng dự định Tự tứ tại một địa điểm, mà cựu Tỳ-kheo định Tự tứ ngày 14, khách Tỳ-kheo định Tự tứ ngày 15, thì chúng nào ít người phải tùy thuận theo ngày quy định của chúng nhiều người. Nếu số người của hai chúng bằng nhau thì khách Tỳ-kheo phải tùy thuận theo ngày quy định của cựu Tỳ-kheo. Nếu như khác Tỳ-kheo không muốn tùy thuận thì phải cùng nhau đem ra ngoài trú xứ kết tiểu giới để Tự tứ. Nếu không làm như vậy thì phạm tội Việt-tì-ni.
Trong khi cựu Tỳ-kheo đang Tự tứ mà khách Tỳ-kheo đến với số người ít hơn cựu Tỳ-kheo, thì Thượng tọa Tự tứ theo Thượng tọa, Hạ tọa Tự tứ theo Hạ tọa.
Nếu cựu Tỳ-kheo Tự tứ vừa xong, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc nhiều người đã đứng dậy, hoặc tất cả đều đã giải tán, rồi khách Tỳ-kheo mới đến, thì có hai trường hợp:
a) Nếu Khách Tỳ-kheo ít hơn cựu Tỳ-kheo, thì phải nói lời tùy hỷ với cựu Tỳ-kheo.
b) Nếu khách Tỳ-kheo nhiều hơn hoặc bằng cựu Tỳ-kheo, thì cựu Tỳ- kheo phải cùng tự tứ lại với khách Tỳ-kheo. Nếu không tuân hành thì căn cứ theo luật định mà cử tội.
Khi cựu Tỳ-kheo Tự tứ xong, mà có công việc gấp, tất cả đều phải rời khỏi trú xứ, thì phải nhờ tịnh nhân hay cư sĩ nói với khách Tỳ-kheo đến sau biết rằng nơi này đã có người Tự tứ rồi, để họ không Tự tứ tại đó. Vì tại một trú xứ mà hai nhóm Tăng làm Yết-ma Tự tứ hai lần trong một ngày, thì đó là dấu hiệu chia rẽ của Tăng.