Thể thức sám hối tội Ba-la-d

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 81 - 82)

III. Các trường hợp chỉ trích mà không phải phá tăn g: 01 Các Tỳ-kheo tu giáo, tu thiền chỉ trích lẫn nhau:

01. Thể thức sám hối tội Ba-la-d

Tiếng Phạn Pàràjika, được phiên âm là Ba-la-di, Hán dịch là đoạn đầu (bị chặt đứt đầu) hay Tha thắng (bị ma quân đánh bại). Ba-la-di gồm có 4 giới; Giới âm; giới trộm cắp; giới sát nhân; giới đại vọng ngữ, thuộc về tánh giới.

Trong 4 giới trên, ngoại trừ phạm tội giết người thì không thể sám hối, còn phạm các giới khác đều có phương pháp sám hối. Người phạm tội này phải sám hối suốt đời, và không thể phục hồi phẩm chất Tỳ-kheo như cũ, không thể đạt được Thánh quả trong đời này, nhưng có thể chuyển được khổ báo nặng nơi cõi địa ngục thành quả báo nhẹ trong hiện tại. Tỳ-kheo phạm tội Ba-la-di nếu không sám hối sẽ đày vào địa ngục Diễm Nhiệt, chịu khổ báo 16.000 năm, tính theo thời gian của cõi trời Tha Hóa, tức là 9.216.000.000 năm tính theo cõi người.

Cách xử lý tội này có 3 trường hợp:

a/ Phạm tội mà che giấu:

Nếu Tỳ-kheo phạm tội Ba-la-di mà che giấu, sau đó được Tăng phát hiện thì Tăng sẽ làm Yết-ma ban cho thầy ấy pháp Ức niệm (nhớ lại sự phạm tội của mình). Khi thầy ấy xác nhận tội trạng, Tăng sẽ tập hợp, bạch tứ Yết-ma cho pháp diệt tận (đuổi hẳn ra khỏi Tăng đoàn). Khi Yết-ma xong, vị Thiền chủ gọi vào an ủi, khuyến khích thầy ấy tìm nơi thanh vắng ngày đêm nỗ lực trì tụng kinh chú, lễ bái, sám hối v.v…

b/ Phạm tội mà pháp lồ (bày tỏ):

Nếu Tỳ-kheo nào phạm tội Ba-la-di, ngoại trừ tội giết người, mà có tâm tàm quí, hối hận, quyết chí sửa chữa, bạch với Tăng chúng ngay sau khi phạm, thì Tăng chúng sẽ tập hợp ít nhất là 20 Tỳ-kheo, bạch tứ Yết-ma (một lần bạch, 3 lần biểu quyết) ban cho vị ấy Pháp học hối Ba-la-di hay Dữ học Ba-la-di. Đồng thời ban cho 35 pháp tùy thuận bắt phải tuân thủ suốt đời. Ba

mươi lăm pháp này được chia làm bảy nhóm, mỗi nhóm làm 5 pháp54. Ngoài

- Khi Tăng Bố-tát, vị này đến dự hay không đến dự Tăng chúng không phạm tội Biệt chúng (nghĩa là được xem như là một Tỳ-kheo dự thính chứ không chính thức).

- Vị này chỉ được phép tham dự hai pháp Yết-ma Bố-tát và Tự tứ, nhưng không được tính vào túc số của Tăng, ngoài ra các Yết-ma khác đều không được tham dự.

- Trong các dịp hội họp, vị này phải ngồi sau tất cả các Tỳ-kheo và trước tất cả Sa-di.

c/ Tái phạm:

Nếu vị này tái phạm cũ hay phạm bất cứ giới Ba-la-di nào khác, Tăng sẽ tập hợp bạch Tứ Yết-ma, cho pháp Diệt tẫn. Sau khi Tăng làm Yết-ma xong, bảo vị này để lại y, bát và rời khỏi trú xứ.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)