C. Trường hợp tái phạm
2) Tái phạm trong lúc hành Ma-na-đỏa:
1) Tái phạm trong lúc hành Biệt trú:
Người đang hành Biệt trú mà tái phạm thì có thể rơi vào một trong hai trường hợp: a/ Phát lồ ngay sau khi phạm. b/ Che giấu.
a/ Phát lồ ngay sau khi phạm.
Nếu tái phạm mà phát lồ ngay trong ngày ấy thì Tăng sẽ cho tiếp tục hành số ngày Biệt trú còn dang dở cho đến hết, rồi cho pháp Yết-ma Ma-na- đỏa.
b/ Che giấu.
Nếu khi đang hành Biệt trú mà tái phạm rồi che giấu, sau đó bị phát hiện, thì số ngày đã hành Biệt trú của tội trước coi như bị hủy bỏ. Do đó phải hành lại toàn bộ số ngày của tội trước cộng với số ngày che giấu sau khi tái phạm. Trường hợp này gọi là “Hoại phú tàng bản nhật trị”.
2) Tái phạm trong lúc hành Ma-na-đỏa:
Nếu đang hành Ma-na-đỏa mà tái phạm thì có thể dẫn đến một trong hai trường hợp: a/ Phát lồ ngay sau khi phạm. b/ Che giấu.
a/ Phát lồ ngay sau khi phạm: Trường hợp này Tăng sẽ cho thi hành 6 ngày Ma-na-đỏa của tội tái phạm, cộng với số ngày còn lại của tội trước.
b/ Che giấu: Nếu tái phạm mà che giấu, sau đó bị phát hiện, thì Tăng sẽ bắt đình chỉ pháp Ma-na-đỏa, cho pháp Yết-ma phú tàng, phạt Biệt trú số ngày đã che giấu. Sau khi thi hành Biệt trú xong, Tăng sẽ bắt hành 6 ngày Ma-na-đỏa của tội tái phạm, cộng với toàn bộ 6 ngày Ma-na-đỏa của tội trước, thành 12 ngày Ma-na-đỏa. Đây gọi là “Hoại Ma-na-đỏa bản nhật trị”.
Sau khi hoàn thành xong pháp Ma-na-đỏa một cách nghiêm chỉnh, sẽ xin Tăng cho pháp Yết-ma xuất tội.
Tuy nhiên, Căn Bản Tát-bà-đa Bộ Luật Nhiếp, quyển 4 nói: “Có 6 hạng người khi phạm tội Chúng giáo (tức Tăng tàn) chỉ cần sám hối với một Tỳ- kheo thì tội được tiêu trừ:
1/ Người chuyên trì tạng Kinh. 2/ Người chuyên trì tạng Luật. 3/ Người chuyên trì tạng Luận. 4/ Người cả hổ thẹn.
5/ Vị Thượng tọa cao tuổi nhất trong chúng. 6/ Người có phước đức lớn.
Thiết nghĩ đây là một quan điểm xử lý tương đối khá thoáng, xin nêu ra đây để tiện bề tham khảo.