Kiến của một số Luật sư khác

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 41 - 44)

* Hòa thượng Luật sư Thích Trí Thủ (1909-1984), trong Yết ma yếu chỉ, sau khi dẫn chứng về ý nghĩa “Thập tuế tằng giá: mười tuổi đã lấy chồng” nơi các bộ Luật, đã nêu ra ý kiến: “Tuy nhiên, ở nước ta từ xưa, dù có tục tảo hôn, nhưng không có số tuổi quá nhỏ như vậy. Ngày nay thì điều đó hoàn toàn không có xảy ra nữa. Vả lại, tuổi trưởng thành được quy định theo Luật pháp từ xưa là 17 tuổi. Nói tóm lại, nếu là con gái chưa chồng thì tối thiểu phải 18 tuổi mới được phép thọ hai năm học giới. Nếu đã có chồng, không hạn chế số tuổi, trừ khi tuổi quá nhỏ, và nhỏ như thế nào thì tùy theo

phong tục địa phương”28

* Hòa thượng Luật sư Thích Đôn Hậu (1905-1992), trong bàn dịch Luật Tứ Phần Tỳ-kheo-ni Sao, ở chú thích 24, ghi: “Người 12 tuổi mà đã có chồng thì được cho thọ giới Cụ túc”, rồi nhận xét: “Điều này theo Văn Luật thì đã rõ ràng, nhưng một số Luật sư ở nước ta căn cứ theo Luật Hôn nhân cho rằng không thể có việc con gái 10 tuổi đã có chồng, nên câu văn “thập tuế tằng giá” được hiểu là “người nữ đã có chồng, nhưng đã thôi chồng 10 năm”, sau khi đủ 10 năm mới cho thọ 2 năm học giới.

Như thế, theo ý tôi, để thích hợp với phong tục nước ta, đồng thời cũng giữ đúng theo lời Phật dạy, là phải đủ 20 tuổi trở lên mới được thọ giới Cụ túc. Do đó, một người con gái đã có chồng, bất cứ thôi chồng lúc nào, nếu muốn xuất gia thì phải trải qua một thời gian để học tập, rèn luyện oai nghi tế hạnh cho thuần thục, rồi phải 2 năm học giới – sau khi thọ 10 giới – mới

được thọ giới Cụ túc.”29

* Luật sư Đức Thành (thế kỷ 17) trong quyển Luật Huyền Ty, giải thích: “Thập tuế tằng giá: mười tuổi đã lấy chồng” như ở Trung Hoa nuôi dâu vậy. Vì ở Ấn Độ khí hậu không giống như Trung Hoa, nên có những em gái 10 tuổi đã trưởng thành như những thiếu nữ 14, 15 tuổi. Cho nên, nếu những người nữ 10 tuổi đã có chồng mà xin xuất gia thì nên cho 2 năm học giới; khi họ tròn 12 tuổi hãy cho thọ giới Cụ túc, còn những người chưa lấy

chồng thì không được”.30

* Ni sư Phật Oánh (1908-1970), trong Tứ Phần Tỳ-kheo Ni Giới Bổn Chú Giải, viết: “Khí hậu tại Ấn Độ thuộc về nhiệt đới; trai gái đều trưởng

thành sớm, có người mới 9 tuổi, 10 tuổi đã kết hôn; 11, 12 tuổi đã sinh con (thường thấy có những gia đình 3 đời cùng sống chung – tam đại đồng đường – tuổi còn nhỏ. Ông bà tuổi chừng 26, 27; cha mẹ tuổi chừng 12, 13

và cháu con chừng 1,2 tuổi)”31.

* Pháp sư Thánh Nghiêm (1930-?), trong Giới Luật Học Cương Yếu, cũng có suy nghĩ tương tự như Ni sư Phật oánh: “Nếu là thiếu phụ đã có chồng lúc 10 tuổi (vì con gái xứ Ấn Độ phát dục rất sớm, nên độ trên dưới 10 tuổi đã kết hôn, không phải là chuyện hiếm có), chỉ cần phải trải qua giai đoạn Thức xoa 2 năm, đến năm 12 tuổi có thể thọ giới Cụ túc để thành Tỳ- kheo ni. Nữ giới so với nam giới thì trưởng thành sớm hơn; tuy là thiếu phụ 12, 13 tuổi nhưng thể chất và trí năng thì có thể tương đương với những người thành niên 20 tuổi. Thế nên, trong Luật chấp nhận cho những thiếu phụ đã có chồng đủ 12 tuổi thọ giới Tỳ-kheo ni, nhưng chưa thấy chỗ nào

ghi nhận nam giới tuổi dưới 20 mà thọ giới Tỳ-kheo”.32

IV. Kết luận

Tóm lại, qua sự trình nhất quán của các bộ Luật trên đây thì tuổi để thọ giới Cụ túc làm Tỳ-kheo ni có các trường hợp: Nếu là đồng nữ thì sau khi xuất gia, đến 18 tuổi phải cho 2 năm học giới làm Thức xoa ma na, đợi tròn 20 tuổi mới cho thọ giới Cụ túc. Nếu là người nữ 10 tuổi đã có chồng (thập tuế tằng giá) thì cho 2 năm học giới, khi tròn 12 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc

(quan điểm của các bộ Luật Tăng kỳ, Tứ PhầnDi-sa-tắc); hoặc là người

nữ 12 tuổi đã có chồng (thập nhị tuế tằng giá) thì cho 2 năm học giới, khi tròn 14 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc (theo bộ Luật Căn bản).

Từ đó, các Luật sư Thích Trí Thủ, Thích Đôn Hậu, Thích Đức Thành, Thích Thánh Nghiêm và Ni sư Phật Oánh đều nhất trí về cách hiểu câu “thập tuế tằng giá” là “10 tuổi đã có chồng”, đúng theo tinh thần của các bộ luật. Đồng thời, còn lý giải rõ nguyên nhân: “Vì khí hậu tại Ấn Độ thuộc về nhiệt đới, trai gái đều trưởng thành sớm; có người 9, 10 tuổi đã kết hôn; 11, 12 tuổi đã sinh con” (Ni sư Phật Oánh); hoặc là: “Vì con gái Ấn Độ phát dục sớm, nên độ trên dưới 10 tuổi đã kết hôn, không phải là chuyện hiếm có… Nữ giới so với nam giới trưởng thành sớm hơn, nên thiếu phụ 12, 13 tuổi mà thể chất và trí năng có thể tương đương với những người thành niên 20 tuổi” (Pháp sư Thánh Nghiêm). Như vậy, các Luật sư đã hiểu vấn đề chính xác và trình bày sự việc có tình, có lý, nên không có gì phải bàn cãi thêm nữa.

Thế còn lâu nay ở nước ta, vấn đề này được áp dụng như thế nào? Vì lẽ, ở nước ta không có tục lệ tảo hôn (nếu có chăng thì chỉ là trường hợp cá biệt, hiếm hoi, chứ không phải tập tục phổ biến) nên ít có những cô gái 10, 11 tuổi lấy chồng, rồi sau đó xuất gia. Do đó, khi cho họ thọ giới Cụ túc, các Luật sư không gặp những trở ngại, đồng thời vẫn giữ đúng tinh thần giới Luật như ý kiến chiết trung mà Luật sư Thích Đôn Hậu trình bày: “Nên theo tôi, để thích hợp phong tục nước ta, đồng thời cũng giữ đúng theo lời Phật dạy, là đủ 20 tuổi trở lên mới được thọ giới Cụ túc”.

Điều đáng tiếc là Luật sư Chiêu Minh do không am tường lịch sử, khí hậu và phong tục tập quán của Ấn Độ vào thời Đức Phật nên đã ức đoán, giải thích những sự kiện trong quảng Luật theo ý riêng mình. Do đó phát sinh những sự bất ổn khiến Tăng Ni trẻ hoang mang. Vì vậy, tôi đem vấn đề này ra biện chính là mong giải tỏa phần nào nỗi hoang mang của họ; đồng thời để mọi người hiểu đúng tôn ý của Phật, cũng như của các luật sư tiền bối đã có những cống hiến to lớn trong sự nghiệp xiển dương Luật học.

---o0o---

06. THẾ NÀO LÀ PHÁ HÒA HỢP TĂNG?

Bản chất của Tăng là thanh tịnh và hòa hợp, nên khi Tăng không còn hòa hợp, chia thành nhóm riêng, sinh hoạt và làm pháp Yết-ma riêng, thì gọi là Tăng bị phá hay phá hòa hợp Tăng.

Phá hòa hợp Tăng có hai phương diện là phá Pháp luân Tăng và phá Yết-ma Tăng. Trường hợp phá Yết-ma Tăng là trong một trú xứ có ít nhất 8 Tỳ-kheo hợp pháp, chia làm hai nhóm, mỗi nhóm Bố-tát riêng và làm Yết- ma riêng; đó gọi là phá Yết-ma Tăng. Trái lại, phá Pháp luân Tăng ít nhất phải có 9 Tỳ-kheo như pháp, chia làm hai nhóm, một nhóm năm người, một nhóm 4 người. Trong nhóm năm người có một người tự xưng là Phật, đề xướng một loại giới Luật và giáo pháp mới khác với giáo pháp của Phật, và cho đó là con đường chân chính hướng đến Niết-bàn, rồi 4 người kia phụ họa theo. Phá pháp luân Tăng ở trong cùng cương giới hay ngoài cương giới đều có thể thực hiện, và chỉ có một trường hợp duy nhất xảy ra vào thời đức Phật, do Đề-bà-đạt-đa khởi xướng. Để thấy rõ 2 sự phá Tăng khác nhau, ta có thể làm một bảng so sánh về các phương diện.

So sánh giữa hai sự phá Tăng:

- Phá Pháp luân Tăng: Tối thiểu phải có 9 Tỳ-kheo, chia làm hai chúng, một chúng năm người, một chúng bốn người.

- Phá Yết-ma Tăng: Tối thiểu tám Tỳ-kheo, chia làm hai chúng, mỗi chúng bốn người.

2. Thành phần:

- Phá Pháp Luân Tăng: Chỉ có các Tỳ-kheo như pháp, vì Tỳ-kheo-ni không thể tự xưng là Phật nên không phá được. Ngoài ra, chỉ có phàm Tăng mới phá, còn Thánh Tăng thì đã hết kiết sử nên không bao giờ phá Pháp luân Tăng.

- Pháp Yết-ma Tăng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni điều có thể phá, Thánh Tăng; phàm Tăng điều có thể phá.

3. Thời gian:

- Phá Pháp luân Tăng: Chỉ có trong thời đức Phật còn tại thế. - Phá Yết-ma Tăng: Thời nào cũng có thể phá được.

4. Không gian:

- Phá Pháp luân Tăng: trong cùng một trứ xứ (cương giới) hay bất cứ ở đâu.

- Phá Yết-ma Tăng: Chỉ ở trong phạm vi một trú xứ, một cương giới.

5. Nội dung:

- Phá Pháp luân Tăng: Thiết lập giới luật và giáo pháp khác với giới luật và giáo pháp của Phật.

- Phá Yết-ma Tăng: Hai nhóm Tỳ-kheo trong cùng một trú xứ làm Yết- ma riêng, Bố-tát riêng.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)