III. Các trường hợp chỉ trích mà không phải phá tăn g: 01 Các Tỳ-kheo tu giáo, tu thiền chỉ trích lẫn nhau:
04. Phạm Tội Ngũ Nghịch
Khi Phật an trú tại thành Xá-vệ, lúc ấy, Bà-la-môn Đô Di vốn là Thiện tri thức cũ của tôn giả Xá-lợi-phất, đến chỗ Xá-lợi-phất, nói với thầy:
- Đó là việc tốt. Ông vốn là Bà-la-môn thường tương phản với Sa-môn, vì sao mà có lòng tin, phát tâm hoan hỷ như vậy? Theo ai nghe pháp, theo Thế Tôn hay theo các Tỳ-kheo?
- Tôi cũng chẳng có lòng tin gì, lại không hoan hỷ, cũng chẳng theo ai nghe pháp cả. Chỉ vì tôi lỡ giết mẹ, nay muốn đoạn trừ tội lỗi này, cho nên mong được xuất gia.
- Đợi tôi hỏi đức Thế Tôn đã.
Thế rồi, tôn giả Xá-lợi-phất đem sự kiện ấy đến bạch lên Thế Tôn. Phật dạy: “Người này giết mẹ, tạo tội ngũ nghịch, phải đọa địa ngục vô gián, vốn là hạt giống thối nát, đối với chánh pháp không thể phát sinh thiện quả, không nên cho xuất gia”.
Sau đó lại có bạn cũ của Tôn giả A-nan là Bà-la-môn Đô Do vì lỡ giết cha nến đến xin A-nan cho mình xuất gia. A-nan liền đem việc đó trình lên Thế Tôn. Phật nói với tôn giả: “Người này giết cha, tạo tội vô gián, là hạt giống nát, đối với chánh pháp không thể thành tựu đạo quả. Giá như bảy đức Phật cùng xuất hiện một lúc, thuyết pháp cho y nghe, thì rốt cuộc y cũng không thể phát sinh thiện tâm. Ví như cây đa-la đã bị chặt đầu thì không thể sống còn, không thể xanh tươi, vì không còn mầm sống bên trong. Tội vô gián này cũng như vậy, đối với chánh pháp không thể sinh mầm mống Thánh thiện…Nếu kẻ nào gây ra năm tội vô gián thì không nên cho xuất gia. Nếu đã xuất gia thì phải đuổi đi. Ai độ họ xuất gia, cho thọ giới Cụ túc thì phạm tội Việt-tì-ni”.