MỘT SỐ NGÔI THÁP TIÊU BIỂU TẠI NHỮNG NƯỚC PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 123 - 125)

GIÁO

Nếu căn cứ vào ý nghĩa rộng rãi của tháp mà nói thì các nơi trên thế giới đã từng kiến tạo tháp rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến một số ngôi tiêu biểu tại những nước theo Phật giáo như sau:

01. Ấn Độ:

Tại ba-hách-đặc (Bharhut) có một ngôi tháp di tích, thân tháp đã hủy hoại hết, nhưng còn nền tháp và những tảng đá. Thời gian xây tháp nầy khoảng 200 năm trước Tây lịch.

- Ngôi tháp tại Bồ-đề đạo tràng, kiến tạo khoảng 100 năm trước Tây lịch.

- Tháp thờ tại động A-chiên-đa (Ajanta) và tại hang Na-tây-khắc (Nasik)

- Vua Ca-nị-sắc-ca (Kaniska), nước Kiền-đà-la, thuộc Bắc Ấn Độ, xây một ngôi tháp cao 32m dưới núi Tuyết Sơn, khoảng thế kỷ thứ nhất Tây lịch. Đồng thời nhà vua cũng xây dựng một ngôi tháp khác, gồm 13 tầng, cao hơn 220m, mà theo sách Lạc Dương Già Lam ký, quyển 5, thì đây là ngôi tháp đặc sắc nhất trong những ngôi tháp tại Tây Vức.

02. Tích Lan (Sri Lanka):

Vua thiên Ái Đế-tu (Devànampiya Tissa) đã kiến tạo một số ngôi tháp tại Tháp Viên (Thùpàràma). Đó là những ngôi tháp xuất hiện sớm nhất trên đảo Tích Lan. Ngoài ra, trên núi Vô Úy (Abhayagiri) có một ngôi tháp cao 120m, kiến tạo vào thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Đây là một trong những ngôi tháp cổ rất nổi tiếng tại Tích Lan.

03. Miến Điện (Myanmar):

Nước này có tháp Phật Đoan-đức-cung (Shwedagon) tại Ngưỡng Quang (Rangoon) cao 118m; tháp Tu-mã-đổ (Shwemaudau) tại Tí-cổ (Pegu)

cao 102m. Toàn bộ mặt ngoài của tháp đều được thiếp vàng và có 10 ngôi tháp nhỏ ở xung quanh.

04. Thái Lan:

Tại cố đô Du-địa-á (Ayuthia) còn lưu lại không ít những ngôi tháp Phật cổ xưa. Ngoài ra, tại Băng Cốc (Bangkok) còn có tháp Phỉ-lạp-thác-mỗ-ma- yết-đề (Phra-Thomma-Chedi) cao 125m, và ngôi tháp Thanh Tự (WatChing) đều là những ngôi tháp nổi tiếng thế giới.

05. Lào:

Nước Lào có tháp Duy-ân-thường (Chom-Vien Chang), tháp Khoa-ma- nghinh Chom-Yong), đều là những ngôi tháp cổ trọng yếu hiện còn.

06. Trảo-Oa (Java):

Nơi đây có Bà-la-Phù-đồ (Buro-Budur) là một ngôi tháp quy mô, bề thế; nền tháp hình tứ giác, chính giữa là một ngôi tháp lớn đứng thẳng lên tới đỉnh, và chu vi thân tháp gồm có 72 ngôi tháp nhỏ. Trong mỗi ngôi tháp nhỏ đều đặt tượng Phật, toàn bộ kiến trúc có nhiều tầng cấp, hình dáng tương tự Kim tự tháp. Chiều dài, chiều rộng mỗi bên đều 123m, và chiều cao 42m. Đó là thánh địa Phật giáo Đại-thừa hiện còn, rất to lớn và rất trang nghiêm.

07. Ni-bạt-nhĩ (Nepal)

Xứ nầy có tháp Ô-nhã-mỗ-bố-na-đức, (Snuyambhu-nàth), tại Gia-đức- mãn-đô (Katmandu) rất lớn, hình trạng như cái bát úp, ở trên có 10 tầng tướng luân, đỉnh tháp để Thiên cái (lọng báu).

08. Tây Tạng:

Tháp ở Tây Tạng thường được gọi là Lạt-ma tháp, và đa số tháp ở đây đều có hình dáng nhỏ.

09. Trung Quốc:

Tại Trung Quốc, thời đại tạo tháp được ghi nhận sớm nhất là thời Tam Quốc. Tương truyền vào năm Xích Ô thứ 3 (240), vua Đông Ngô là Tôn Quyền sai Khương Tăng Hội cầu ngọc Xá-lợi. Khương Tăng Hội đã chí thành cầu nguyện, cảm được Xá-lợi xuất hiện. Do đó, nhà vua rất thán phục,

cho xây tháp để cúng dường, gọi nơi nầy là chùa Kiến Sơ. Thế nhưng, theo Phật tổ Thống Kỷ, quyển 54, thì ngôi tháp tại chùa Bạch Mã được xây vào năm Vĩnh Bình thứ 10 (67) đời vua Hán Minh Đế mới là ngôi tháp sớm nhất của Trung Quốc. Về sau, sự tích các triều đại xây tháp vẫn còn tiếp tục. Vào năm Thái Khang thứ 2 (281) đời vua Võ Đế nhà Tây Tấn, Huệ Đạt ở huyện Mậu, tỉnh Chiết Giang nằm mơ trông thấy một bảo tháp từ dưới đất hiện lên, cao độ 45m, rộng khoảng 22m. Do thế, ông bèn xây tháp tại nơi ấy. Năm Hy Bình Nguyên niên (516) đời Bắc Ngụy, Linh Thái Hậu là Hồ thị sai thợ thiện nghệ kiến trúc một ngôi tháp gỗ tại chùa Vĩnh Ninh, Lạc Dương, gồm 9 tầng, cao 320m, đứng cách xa 100 dặm vẫn có thể trông thấy. Nhưng đáng tiếc là ngày nay ngôi tháp này không còn. Vào đời nhà Tùy, vua Tùy Dạng Đế đã vì Đại sư Trí Khải mà xây một ngôi bảo tháp bằng gạch, tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai. Ngôi tháp này hình lục giác, gồm 4 tầng, cao độ 74m. Vua Đường Thái Tông cũng từng thể theo lời thỉnh cầu cảu Tam Tạng Huyền Trang mà xây một ngôi tháp gạch tại chùa Từ Ân, Tây An, cao 58m.

10. Nhật Bản:

Vào tháng 2 năm Kính Đạt Thiên Hoàng thứ 14 (585), viên quan đại thần Tô Ngã Mã Tử tạo một ngôi tháp ở phía bắc Đại Dã Khâu. Ở trên đầu chóp tháp tôn trí ngọc Xá-lợi mà ông đã thỉnh được. Đến năm Suy cổ Thiên Hoàng thứ 15 (606), Thánh Đức Thái Tử tạo một ngôi tháp 5 tầng tại chùa Pháp Long, đến nay vẫn còn. Đây là ngôi tháp gỗ cổ nhất thế giới.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)