Thể thức sám hối của tội Đột-cát-la

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 86 - 89)

C. Trường hợp tái phạm

06. Thể thức sám hối của tội Đột-cát-la

Đột-cát-la là từ phiên âm của chữ Pàli Dukkata, Hán dịch là Ác-tác, nghĩa là hành vi xấu. Tội này thuộc về oai nghi, là tội nhẹ nhất trong các khoản tội. Người nào phạm tội này, nếu là cố ý, phải sám hối với một Tỳ- kheo. Nếu vô tình phạm, chỉ cần tự trách tâm sám hối là hết tội và phục hồi lại phẩm chất của Tỳ-kheo. Tuy nhiên, theo luật ghi nhận, người nào phạm tội này mà không sám hối, sẽ đọa vào địa ngục Đẳng hoạt, chịu khổ báo 500 năm tính theo cõi trời Tứ Thiên Vương, tương đương với 9.000.000 năm của cõi nhân gian.

Số người thụ sám hối với các tội

Tên tội Số gười thụ sám

1. Ba-la-di 2. Tăng tàn 3. Thâu-la-giá 4. Ba-dật-đề 5. Đề-xá-ni 6. Đột-cát-la 20 người 20 người 4 người 3 người 1 người Tự trách

Thời gian thọ báo tương xứng với các tội phạm :

Tên tội Cảnh giới đọa lạc

Thời gian thọ báo

Tính theo cõi trời Tính theo cõi người (năm) 1.Ba-la-di 2.Tăng tàn 3.Thâu-lan-giá 4.Ba-dật-đề 5.Đề-xá-ni 6.Đột-cát-la Diễm nhiệt Đại Khiếu Hoán Khiếu Hoán Chúng Hợp Hắc Thắng Đăng Hoạt

16.000 năm tha hóa 8.000 năm cõi Hóa Lạc

4.000 năm cõi Đâu Suất

2.000 năm cõi Diêm Ma

1.000 năm cõi Đao Lợi 500 năm cõi Tứ Thiên Vương 9.216.000.000 2.316.000.000 576.000.000 144.000.000 36.000.000 9.000.000 Ý nghĩa sám hối:

Luật văn từng nói: “Thọ giới hữu hà nan, nan giả chung thân trì tịnh

giới” (Thọ giới đâu có khó, cái khó là suốt đời giữ được tịnh giới). Bởi vì

chúng ta sinh ra đời, ai mà không có lỗi, ai mà không có tội! Mà đã có tội thì

phải nỗ lực sửa đổi để trở nên người tốt, như Cổ đức từng dạy: “Kỳ hữu tằng

hành ác sự, hậu tự cải hối, cửu cửu tất hoạch kiết khánh; sở vị chuyển họa vi phúc dã” (Nếu có kẻ từng làm điều ác, sau đó quyết tâm sửa đổi, thì dần dần sẽ được tốt lành; đó tức là đổi họa thành phúc vậy). Thế nên ta không sợ người phạm tội mà chỉ ngại người không chịu sửa lỗi. Và để khích lệ những người lỡ phạm tội, người xưa bảo: “Ở đời có hai hạng người đáng quí:

Người không bao giờ phạm lỗi và người phạm lỗi mà biết ăn năn hối cải”. Hễ biết hối cải thì hoàn cảnh sẽ thay đổi, bản thân sẽ được thăng hoa; như Kinh Luật Dị Tướng đã khẳng định: “Tiền tâm tác ác như vân phú nhật, hậu tâm khỏi thiện như cự tiêu ám” (Tâm trước làm điều ác như vầng mây che khuất mặt trời, tâm sau khởi niệm thiện như ánh đuốc xua tan bóng tối). Vậy thì đã rõ, tội hay phúc, thiện hay ác, tốt hay xấu đều do ta cả: “Chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta làm cho ta trong sạch, không ai ngoài ta có thể làm

cho ta nhiễm ô hay trong sạch”58

Lợi ích sám hối:

Trên đây là ý nghĩa của sự sám hối. Thế còn ích lợi của sám hối thì ta thấy hiện rõ trên hai phương diện: Đối với cá nhân và đối với Tăng bảo

Một tu sĩ khi phạm tội thì thường cảm thấy mặc cảm tội lỗi, tâm hồn ray rứt, bất an; nhưng khi đã chí thành thống thiết, quyết tâm sửa chữa, sám hối đúng pháp, thì mọi mặc cảm sẽ được xóa tan, không còn hổ thẹn với chính mình và áy náy với tha nhân. Do đó, tâm trí trở nên an tịnh, dễ chịu, sống vui vẻ, nhờ vậy mà có đủ nghị lực tu tập, để tăng trưởng trí tuệ và thành tựu định lực. Đó là lợi ích đối với cá nhân.

Khi một vị tăng phạm lỗi mà thành tâm sám hối với Tăng chúng, thì chúng Tăng sẽ cảm kích, sẵn sàng mở lượng hỉ xả, biểu lộ sự khoan dung, nhìn vị ấy với cặp mắt thiện cảm và ái kính. Do đó, tăng đoàn sẽ tạo được bầu không khí thanh tịnh và hòa hợp. Mà thanh tịnh và hòa hợp vốn là bản thể của tăng, nhờ thế tăng mới thể hiện được địa vị tăng bảo, làm chổ dựa tinh thần cho bốn chúng đệ tử của Phật và là phước điền cho cõi trời người. Chúng ta đều biết rằng, khi nói đến tăng thì không phải là nói đến cá nhân một tăng sĩ nào, mà là nói đến tập thể, tức là tăng đoàn. Do đó, mọi thành viên của tăng đoàn đều có trách nhiệm liên đới với nhau rất mật thiết, cho nên tục ngữ ta có câu: “Ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, và Tổ Qui Sơn

cũng bảo: “sinh ngã giả phụ mẩu, thành ngã giả bằng hữu” (sinh ra ta là cha

mẹ, làm cho ta thành tựu là bạn bè).

Mỗi tăng sĩ sống trong sạch, có trách nhiệm là điều kiện cần thiết để tạo nên uy tín của Tăng-già, có uy tín là điều kiện tối yếu để quang hưng Tam Bảo.

Trên đây người viết đã trình bày đôi nét về thể thức sám hối các tội thuộc về giới pháp của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo ni, chứ không phải trình bày về phương pháp sám hối chung chung. Hình như lâu nay, Tăng, Ni nào có điều

gì vấp váp hay gặp phải những sự rắc rối thì thường tự mình cố gắng xoay xở để vượt qua những khó khăn mà ít khi được sự hỗ trợ tinh thần đắc lực của tăng đoàn qua các pháp Yết-Ma và sám hối. thiết nghĩ, Nếu tăng chúng thường xuyên thực hiện các pháp Yết-Ma, sám hối như thời Phật còn tại thế, thì có thể đã chấn chỉnh được nhiều sự lỉnh kỉnh và lệch lạc của một số cá nhân, nhờ đó mà thanh danh của thánh chúng được tỏa sáng sẽ tạo tiền đề cho sự hưng long của Đạo pháp, và do đó Đạo pháp xứng đáng là nơi quy ngưỡng cho những tâm hồn đang chơi vơi, hụt hẫng giữa thế giới có quá nhiều biến động và kinh hoảng như chúng ta đã từng chứng kiến.

---o0o---

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)