CÔNG ĐỨC NHIỄU THÁP

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 131)

Kinh Đề Vị cũng nêu lên 5 công đức của sự nhiễu tháp như sau: 1) Đời sau được sắc đẹp, đoan chính.

2) Được âm thanh trong treo, êm dịu 3) Được sinh lên cõi trời.

4) Được sinh vào nhà các vương hầu. 5) Đạt được đạo quả Niết-bàn.

Khi nhiễu tháp phải đi theo chiều phía tay phải, và phải cúi đầu nhìn xuống đất, không được dẫm đạp những côn trùng nơi tháp, không được nhìn ngó 2 bên, không được khạc nhổ trên đất tháp, không được dừng lại nói chuyện với người khác. Không những tạo tháp, nhiễu tháp mới có công đức mà sửa chữa tháp, quét tháp, lễ tháp v.v... cũng đều có công đức rất lớn.

Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu khái quát ý nghĩa, mục đích, diễn tiến hình thành ngôi tháp thờ Phật tại những quốc gia theo Phật giáo. Mặc dù sự giới thiệu nầy chưa đầy đủ, quí độc giả vẫn có thể mường tượng được hình ảnh ngôi tháp thờ Phật từ lúc bắt đầu xuất hiện cho đến ngày nay trên thế giới. Riêng tình hình tháp tại Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác, để đáp ứng yêu cầu của những vị nào muốn tìm hiểu về lịch sử Phật giáo nước nhà.

---o0o---

20. BA MƯƠI LĂM TÁC HẠI CỦA RƯỢU

Nhân dịp ngày Xuân, người viết xin mạn đàm đôi điều về rượu, vì rượu là một trong những thức uống có vị trí rất đặc biệt gần như không thể thiếu được vào những dịp lễ hội, Tết nhất. Tuy nhiên, không phải mọi người đều nhất trí tán thành sự cần thiết của rượu, mà thực tế có hai quan điểm đánh giá khác nhau: một bên ca tụng và một bên lên án.

Một phần của tài liệu Một Số Vấn Đề Giới Luật. HT Phước Sơn (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)