Trước hết là sự mô tả của Ma Ha Tăng Kỳ Luật: Khi Phật ở tại thành
Xá Vệ, bấy giờ các cô gái của dòng họ Thích, các cô gái của dòng họ Câu Lê, các cô gái của dòng họ Ma La và các cô gái của dòng họ Lê Xa trước đó đã được gả chồng, từng chịu nhiều gian khổ, nên đã khôn ngoan; do thế, Đại Ái Đạo Cù Đàm Di đến hỏi đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn! Những cô gái đã lấy chồng tuổi chưa đủ 20, có cho thọ giới Cụ túc được không?” (Dĩ giá nữ giảm nhị thập vũ đắc dữ thọ Cụ túc phủ?). Đức Phật đáp; “Được” (Phật ngôn: “Đắc”).
Bấy giờ, các Tỳ kheo ni cho những cô gái đã lấy chồng 8 tuổi, 9 tuổi thọ giới Cụ túc; vì họ quá bé nhỏ, yếu đuối nên không chịu nổi những việc khổ cực (Nhĩ thời Tỳ kheo ni dữ tằng giá bát tuế, cửu tuế nữ thọ Cụ túc, thái tiểu, nhuyến nhược, bất kham khổ sự). Sự việc kể trên được trình lên đức Phật, Phật liền chế định: “Nếu Tỳ-kheo Ni cho những phụ nữ đã có chồng
chưa đủ 12 tuổi thọ giới Cụ túc thì phạm tội Ba-dạ-đề”.23
* Tứ Phần Luật viết: Từ nay trở đi, Ta cho phép độ những người nữ 10 tuổi đã lấy chồng, rồi cho 2 năm học giới, khi đủ 12 tuổi sẽ cho họ thọ giới Cụ túc (Tự kim dĩ khứ, thính độ thập tuế tằng giá nữ nhân, dữ nhị tuế học
* Di Sa Tắc Yết Ma Bản nêu lý do vì sao cho những người nữ 12 tuổi đã có chồng được thọ giới Cụ túc: Hoặc là đồng nữ 18 tuổi vì chưa lao khổ nên chi tiết chưa thành, cần cho 2 năm học các pháp. Còn những người 12 tuổi từng lấy chồng, vì đã trải qua gian khổ, quen việc tháo vát, nên cho thọ giới Cụ túc (Hoặc thập bát đồng nữ dĩ bất lao khổ, chí tiết vị thành dữ nhị tuế pháp; thập nhị tằng giá vị kinh lao khổ, tháo hạnh dĩ thành, tức dữ thọ Cụ túc).25
* Căn bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Bí-sô-ni Tỳ-nại-da nêu lý do vì sao cho những người nữ 12 tuổi đã lấy chồng, sau 2 năm học các pháp, được thọ giới Cụ túc: Bấy giờ có kẻ ngu si sinh ác tâm (chỉ vua Lưu Ly) thảo phạt dòng họ Thích, khiến nhiều cô gái họ Thích không nơi nương tựa, do thế họ đến các Ni sư xin xuất gia, rồi xin thọ giới Cận viên (Cụ túc). Các Tỳ-kheo- ni bảo họ đợi đủ 20 tuổi mới được thọ giới Cận viên. Họ đáp: - Thưa Thánh giả, đợi đến lúc đủ 20 tuổi thì quá lâu.
- Nếu đủ 20 tuổi thì mới có thể phụng sự Hòa thượng và A xà lê (vị Thầy dạy dỗ).
- Lúc chúng con còn ở nhà đã từng thờ chồng và chăm sóc các việc gia đình đều chu toàn cả, nay há không thể phụng sự thân giáo sư và quỹ phạm sư được sao?
Do thế, các Tỳ-kheo-ni liền bạch lên Phật, Phật dạy: “Nếu người nữ đã có chồng 12 tuổi, hoặc là 18 tuổi thì nên cho 2 năm học các pháp chính yếu, rồi mới trao cho giới Cận viên (Nhược tằng giá nữ niên mãn thập nhị hoặc
thập bát tuế giả, ưng dữ nhị niên chánh học pháp, phương thọ Cận viên).26
* Thập Tụng Luật trình bày lý do vì sao nữ giới xuất gia phải cho 2 năm học 6 pháp (tức thọ giới Thức xoa ma na) rồi mới cho thọ giới Tỳ-kheo ni: bấy giờ, tại thành Xá-vệ có bà vợ của cư sĩ Hòa La Ha vốn là một người giàu có, đang sống trong cảnh hạnh phúc êm ấm thì gặp sự vô thường xảy ra khiến chồng chết và gia nghiệp bị phá sản. Tuy bà đang mang thai, nhưng vì quá đau khổ bởi tai họa bất ngờ khiến bào thai teo lại. Bà tưởng bào thai đã bị hư, nên đến tinh xá Vương Viên xin xuất gia làm Tỳ-kheo ni. Thế nhưng, sau khi thọ giới Cụ túc, đời sống tại chùa yên ổn, tâm bà an lạc, do vậy bụng bà dần dần lớn lên. Các Tỳ-kheo ni bèn trục xuất bà ra khỏi tinh xá, khiển trách: - Người là kẻ phạm giới dâm, chớ có ở đây nữa.
Bà đáp: “Từ ngày xuất gia tới nay, con chưa hề phạm việc dâm dục, nhưng lúc còn ở nhà, con đã có thai”.
Các Tỳ-kheo ni bèn đem việc ấy bạch lên Đức Phật. Phật dạy rằng bà ấy không có lỗi, rồi chế định: “Từ nay, Ta chế định cho Sa di ni 2 năm học 6
pháp để biết có thai hay không có thai (rồi mới cho họ thọ giới Cụ túc)”27